Bị bệnh ung thư nhưng nuôi chồng điên và con không sọ...

Tiếng cầu cứu từ người phụ nữ nuôi con mang “đầu bọng nước”

Chị Mai bảo rằng, cháu Vân con chị mới 4 tuổi mà đã nặng đến 27-28 kg. Lẽ thường, con cái chóng lớn, cha mẹ vui mừng, còn chị, con càng lớn chị càng đắng lòng xót xa. Chị ước lượng, cái đầu của bé nặng gấp 3 phần người và choán hơn một nửa cơ thể. Một ngày nó một to, não cháu cứ phềnh theo thời gian. Trước kia chị còn sức bế bồng, đi cầu mong lòng hão tâm, nay thì chịu. Vì đầu cháu cáng lớn thì càng tỷ lệ nghịch với sức khỏe của chị.

Vợ bạo bệnh nuôi chồng điên cùng con “không xương sọ”

Nói cháu Vân nặng 27-28 kg, đó là chị Mai ước lượng, chứ thực tình, đầu bé có khi còn nặng hơn gấp 3 cơ thể. Vì chưa bao giờ chị nhẫn tâm bế con mình đi cân mỗi cái đầu không để biết trọng lượng đầu con mình cụ thể là bao nhiêu cả. Chị chỉ cảm giác rằng, khối não ấy đang lớn lên từng ngày, nó phềnh ra nhanh đến nỗi, như người ta thấy được cảnh đứa trẻ thổi trái bong bóng. Cháu nặng gần 30 cân nhưng riêng phần thân cháu chỉ khoảng 5kg thôi, nó khiêm tốn đến mức chị Mai không dám hi vọng đạt mức 5kg. Vì một lẽ, than cháu xanh nhợt nhạt, da bọc xương, chân tay khẳng khiu, như cây không có chất dinh dưỡng.

Rồi như minh chứng, chị bảo chúng tôi đưa tay sờ nhẹ lên trán, lên đỉnh đầu cháu. Chị bảo, cháu không có xương sọ, đầu cháu, chỗ nào cũng mềm ọp, lọng bọng như thể một chiếc túi da, bên trong chứa đầy chất lỏng. Hởi ôi, sinh ra trên đời, ai cũng may mắn được tạo hóa ban tặng, có chân, tay, mũi, mắt. Thế nhưng ngay từ khi lọt lòng, trời như ganh, như tỵ với bé Vân. Chị Mai thì không dám “thượng ngôn” với Trời, chỉ coi đó là sự “đãng trí” của tạo hóa. Trời đã cho con chị mọi thứ, nhưng đã “quên” một thứ: Chiếc hộp sọ, khối trung tâm điều khiển toàn bộ cơ thể. Hai khối não bên phải và trái của cháu bao giờ cũng như hai khối chất lõng, luôn nở ra một cách tự do, vô biên. Đến khi nào lớp da mỏng manh đó không còn chứa đựng được áp suất nén bên trong nữa thì có nghĩa cháu bé sẽ chết.

L1290030 FILEminimizer

                      Đôi mắt thâm quầng của chị Mai sau nhiều đêm không ngủ

Vậy nên, cái hài nhi dị thường đó, hơn 4 năm nay chỉ biết nằm bất động. Ngay từ phút lọt lòng, cháu đã mang định mệnh cay nghiệt: Chứng não úng thủy. Một căn bệnh phát sinh từ dị tật ống thần kinh. Đó là tên gọi theo y học, còn diễn theo nghĩa dân gian đễ dễ hình dung, thì cháu mắc phải chứng bệnh không có vỏ não, có não mà thiếu xương sọ. Các chuyên gia y học cho rằng, nếu trẻ mắc căn bệnh quái ác này thì đầu sẽ ngày một lớn theo tự nhiên .Và, càng lớn tuổi thì bệnh càng nặng, nếu không được phẫu thuật kịp thời trước 6 tháng thì coi như đã hết cơ hội.

Chị Đoàn Thị Mai (SN: 1970, P. 8, TP. Vĩnh Long, Vĩnh Long), mẹ của bé Vân là người phụ nữ tột cùng bất hạnh. Tôi nghĩ thế. Hoàn cảnh của chị ở thời điểm hiện tại có thể tóm tắt như thế này: Như đã nói, cháu Nguyễn Thu Vân là con thứ 2, sinh năm 2008, chị phải chạy thuốc từ khi lọt lòng. Chồng chị, anh Nguyễn Văn Lượng, một người tâm thần, chuyên lang bạt, trộm cắp vặt, bắt chó, mèo về thịt ăn… chơi. Còn chị, vừa tròn tuổi 32 nhưng đang mang trong mình căn bệnh gan nhiễm mỡ, sỏi thận và ung thư tử cung, giờ vẫn phải nhịn thuốc. Duy chỉ có cháu trai đầu là Nguyễn Quốc Kiệt năm nay 7 tuổi, học lớp 2, thông minh, học giỏi. Cháu lành lặn, khỏe mạnh mang trọn niềm hi vọng của chị. Nhưng cũng nay mai thôi, khi tiền thuốc cho cha, cho mẹ, cho em thiếu hụt, thì Kiệt cũng sẽ phải tạm gác ước mơ tới trường. Tôi chỉ biết gọi cái gia đình ấy là đã vào bước đường cùng. Trong mái ấm mong manh ấy, bao năm qua chỉ có một mình chị Vân hết lo miếng ăn cho chồng, lại lo tiền thuốc cho con, đến gom góp từng đồng để cho đứa con khỏe mạnh đi học. Gia đình đó sẽ rơi thỏm xuống vực khi “chiếc dây tời” Đoàn Thị Mai không còn đủ sức căng nữa.

Tột cùng bất hạnh

Chị Mai bảo, giá như chị cũng khỏe như người ta thì đâu đến nỗi, đằng này nay ốm mai đau: “Tôi đâu có biết là mình có bệnh, bữa hôm thấy đau mỏi lưng, vay ít tiền đi chụp ích- xì-quang trên bệnh viện, bác sỹ bảo rằng, thận tôi không bình thường, gan lại nhiễm mỡ gì đó, lại thêm ung thư tử cung”, vừa nói, chị vừa móc trong bọc cái phiếu khám bệnh còn mới tinh cho tôi xem. Chị không biết chữ, ít hiểu biết, nên không hiểu được những ký hiệu bệnh tật nghiêm trọng mà bác sỹ phê trên phiếu, thế nên, chị nói về hiện trạng bệnh tật của mình cũng vô tư như người không có…bệnh. Mà thực ra, đúng hơn là tối ngày chị lo tiền thuốc thang cho chồng, con nên chẳng còn tâm trí đâu mà lo đến bản thân mình. Đôi lúc, nhìn lại gia cảnh éo le, chị muốn khóc, muốn la, thét lên thật to để trời thấu tâm can, cũng có khi chị muốn tìm đến cái chết để lánh xa thực tại. Khổ nổi, trời cao không thấu, cái chết cũng không phải là hết, phía sau là chồng dại, con thơ, tất cả đều vô tội. Trong gia đình ấy, người lớn, kẻ bé đều nương tựa vào tấm thân vốn dĩ yếu ớt của chị.

Chị bảo số chị gập ghềnh sóng gió. Khổ từ tuổi thơ cho đến lúc lấy chồng. Sinh ra trong gia đình 9 anh chị em, ở vùng đồng trũng xã Thanh Bình (huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long). Hồi chiền tranh, ba chị đi cách mạng rồi hi sinh, 9 anh chị em cùng người mẹ ngày ngày rau cháo nuôi nhau, không ai được học hành. Mai cũng chỉ học đến lớp 2, cái đói thúc dạ dày làm đứt buổi, đến nay thì chữ cái o, a chị cũng không còn nhận ra nữa. Nghèo khó với chị như duyên nợ. Chồng chị, anh Nguyễn Văn Lượng, cũng hạng rớt mồng tơi, người hiền cục đất, cả 2 bén duyên khi cùng giúp việc cho một quán cơm. Ngày đến với nhau, chỉ với suy nghĩ, “một mái nhà tranh, hai trái tim vàng”. Duy chỉ như thế thôi, cố gắng siêng năng rồi ông trời chẳng phụ.

Vậy mà, số phận phủ phàng, chị đâu biết, chồng chị có tiền sử bệnh tâm thần. Tâm thần thì thần kinh như tiết trời mưa nắng. Ngày đến với nhau, anh Lượng sao hiền từ, đáng thương đến lạ, nhưng chỉ một thời gian ngắn, anh trổ bệnh. Ương ương dỡ dỡ, nói lãm nhãm suốt ngày, làm những công việc dị thường, đi lang thang, gặp gì nhặt nấy, trộm chó, trộm mèo, ăn cắp vặt…chị lại tất tả lo tiền thuốc men, đưa chồng đi trung tâm tâm thần. Cái chứng bệnh thần kinh ấy nó đến rồi đi bất chợt, anh Lượng xuất rồi nhập trại như đi chợ, tùy theo thời tiết nắng mưa. Đứa con trai đầu lòng ra đời,là niềm động viên với chị trong cuộc sống, mang cả niềm hi vọng nội ngoại. Có trai thì thêm cháu gái cho vui cửa vui nhà, chị không biết rằng, lần “vượt cạn” ấy là định mệnh cho cả gia đình.

Ngày sinh cháu thứ 2, cái tin con mình bị bệnh “không có xương sọ”, ai cũng choáng váng, nhìn hài nhi đỏ như con chuột mới sinh, mặt mũi nhợt nhạt, thở yếu ớt, đầu to khác thường. Vị bác sỹ không cho chị thấy mặt con và bảo rằng, cháu không có hi vọng sống. Nếu chị đồng ý thì bệnh viện sẽ dùng biện pháp để cháu thanh thản ra đi, sau này bớt gánh nặng gia đình, thân cháu cũng đỡ khổ. Chị lại khóc lên và bảo: “Giọt máu đào hơn ao nước lã”, khúc ruột 9 tháng 10 ngày ai nở…tôi xin được nuôi cháu bé đến ngày cháu trút hơi thở cuối cùng”. Nghe tin con dị thường, chồng chị cũng trở tính, bệnh tâm thần càng nặng hơn, cường độ lên cơn lại dày hơn. Người mẹ chồng cũng hắt hủi, chỉ tay tuyên bố thẳng: “Tao không có đứa cháu quái thai như con mày, mày ăn ở lăng nhăng nên sinh ra yêu quái”. Cũng từ đó mẹ chồng của chị kêu thợ, xây luôn bờ vách ngăn cách vợ chồng chị ra phía đuôi đất sau nhà. Gian phòng “ổ chuột” anh chị đang ở đó, chị cũng không được đứng tên, thực tế là mẹ chồng cho gá thân tạm. “Chỉ cách nhau mấy phân bờ tường, bà nội ở trước, cháu bệnh nằm sau, vậy mà hơn 1 năm nay mẹ chồng tôi đâu thèm thăm hỏi sức khỏe con cháu một tiếng”, chị Mai than thở.

Thời gian thắm thoắt qua đi, nay đã 4 năm ròng rã nuôi con bạo bệnh. 4 năm không nhiều, nhưng là quảng đường đằng đẵng, chị không làm gì khác ngoài việc, tối ngày lo tiền thuốc cho chồng và con. Do đầu to hơn người, bé Vân không tự ngồi dậy được, mất thăng bằng, cổ lại yếu nên hể trườn dậy đầu lại kéo cổ oặt xuống. Ngày bé Vân còn nhỏ, chị bồng bế khắp nơi lên thành phố, ngoài huyện lỵ xin, nhiều người cảm thương giúp đỡ. Nay cháu 4 tuổi, cái đầu lớn quá thể, dù một tay đỡ đầu, một tay ẳm thân, nhưng chị cũng không thể ẳm nổi nữa. Nay cháu chỉ nằm một chỗ, đầu bất động, nằm thuồn thuột. Ngay cả lúc cháu trở mình, cũng đến tay chị, chỉ cần một động tác thiếu nhẹ nhàng, cũng có thể làm đầu cháu bị tổn thương. 24/24 giờ ngồi chăm con, chị bó chân, trong gian phòng xập xệ, mướn tạm, ở một con hẻm nhỏ, vô danh giữa lòng thành phố Vĩnh Long.

Chị bảo, giờ thì trong nhà đã cạn kiệt, không còn gì đáng giá để bán. Mà thực ra, đã bao giờ chị có cái gì giá trị để bán? Xin được đồng nào, chị lại tống cả vào tiền thuốc thang. “Vay nhiều, nên người dân quanh đây thấy tôi là họ lại sợ bị mượn tiền, sợ tôi quỵt, không có khả năng trả. Tôi phải nhiều lần về quê mượn sổ đỏ nhà mẹ đẻ cắm, nay thì nợ nần chồng chất, chồng con một ngày không thể thiếu thuốc. Toàn những loại thuốc ngoại đắt tiền, 5,5 trăm nghìn/ 1 lọ Vision cho bé Vân, 1 tuần là hết, còn thuốc an thần cho chồng tôi nữa”, chị Mai đôi mắt đỏ hoe thở dài. Ngôi bên, anh Lượng chồng chị, vừa đi trại tâm thần về, nghe vợ than, lại ngữa mặt lên trời cười hềnh hệch như tìm thấy niềm vui. Chị Mai nhìn chồng, nhìn con, hai hàng nước mắt lại trào.

         Tịnh Long nhìn gia đình họ mà không cầm được nước mắt, Ôi sao thế gian này còn nhiều người đau khổ như vậy .Thật đau khổ tột cùng, gia đình của chị Mai bây giờ đã kiệt sức, chỉ biết trong chờ vào những tấm lòng hảo tâm của quý bà con gần xa. Vì vậy Tịnh long tha thiết kêu gọi quý ân nhân , các mạnh thường quân, những tấm lòng từ tâm của bà con gần xa xin hướng về miền quê nhỏ bé này để chia sẽ và giúp họ vượt qua nỗi đau tận cùng này.Tịnh long sẽ đưa phim ký sự , quay chi tiết cũng như phỏng vấn gia đình họ, đưa lên trang Web trong một vài ngày tới. Kính mời quý vị đón xem .Sau đây là một số tấm ảnh mà Tịnh Long chụp tại gia đình chị Mai :

L1290034 FILEminimizer

                 Gương mặt hóc hác, thất thần của chị vì đã chịu quá nhiều đau khổ

L1290060 FILEminimizer

L1290065 FILEminimizer

L1290088 FILEminimizer

L1290106 FILEminimizer

                                                                                                   Ngày 01-10-2012