- Đoàn đến gia đình chị Lê Thị Hữu Yên (43 tuổi ) ở tại địa chỉ : Chồng chị anh Lê Viết Tín , thôn Vạn Xuân,Xã Hải Quy, Huyện Hải Lăng,tỉnh Quảng Trị , điện thoại 01663327267,tai nạn ập đến bất ngờ khi chị đi làm vể , nay chị nằm một chổ , mọi sinh hoạt của chị đều trong chờ vào chồng , sáu đứa con thơ của chị không biết đi về đâu nối không có sự chia sẽ của mọi người...

- Cũng tại Thôn Tân An- Xã Hải An – Hải Lăng – Quảng Trị , đoàn đặt đá làm nhà tình thương cho bà Nguyễn Thị Diệp.

- Đoàn cũng đặt đá làm nhà cho Bà Dương Thị Diếu tại Thôn Hà Tây –Xã Triệu An – Huyện Hải Phong – Quảng Trị 

- Để Mang lại một chú hơi ấm khi mùa xuân về , một lần nữa đoàn đến cúng dường tam bảo tại Tịnh Xá Giác Minh – Dĩ An – Bình Dương ,và tại đây đoàn đã phát 100 phần quà cho người mù , bà con nghèo nơi đây.

-Phát 100 phần quà cho bà con nghèo tại Huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai .

- Đoàn đến chùa Tường Quang để thăm thầy Thích Minh Hòa và cúng dường tam bảo .

- Được sự trợ duyên đắc lực của gia đình anh chị Vân Sơn , Hoàng Đạo và bạn bè của anh chị tại Hoa Kỳ , đoàn đã đến trung tâm Phanxico tại Huyện Trảng Bom, đồng Nai để tặng quà ,tiền cho trung tâm ở đây . Đây là trung tâm nuôi dưỡng các em nhỏ bị tàn tật , đủ các loại bệnh , người già, người neo đơn , do trung tâm này nằm xa thành phố nên điều kiện vật chất còn nhiều thiếu thốn , mong lắm những tấm lòng từ bi của mọi người để giúp đỡ cho mọi người nơi đây .

1- Làm ký sự cho gia đình Anh Nguyễn Văn Nguyên ( Ấp Mỹ Bình , Xã Mỹ Thạnh Đông – Cai Lậy – Tiền Giang , Điện thoại : 01695418997 )

Gia cảnh : nhà cửa không có ,trên đường đi làm về anh bị tai nạn , bị dập não ,não bỏ ra ngoài nhưng hiện nay không có tiền bỏ vào , tính mạng đang bị đe dọa do không có tiền chữ trị .

2- Làm ký sự cho gia đình Anh Nguyễn Văn Sang 39 tuổi ( Liên lạc : 0914 788825)

Gia cảnh : mẹ già , con đang nằm trong lồng kính , vợ mới mất cách đây vài ngày ...

3- Làm ký sự cho gia đình Anh Thạch Đức , dân tộc Châu ro ( địa chỉ : 13 Ấp 15A – Xã Vĩnh Tân A- Huyện Hòa Bình – Tỉnh Bạc Liêu, điện thoại :01658 742542)

Gia cảnh : Hai vợ chồng không có nghề nghiệp ,phải nuôi 5 đứa nhỏ ( vừa con vừa cháu ).

Trong đĩa phim ký sự này đoàn làm ký sự cứu người cho các hoàn cảnh như sau :

 1- Làm ký sự cho gia đình chị Thu Nga ( 29 Ấp Láng Lớn , Xã Thái Trụ - Vĩnh Hưng - Long An , Số điện thoại liên hệ : 0167207630 .

 Hoàn cảnh của gia đình chị :gia cảnh chị thật bi thương , nhà cửa không có ( chị ở trong chuồng bò ), chị thì mắc đủ loại bệnh hiểm nghèo nhung chị còn phải nuôi mẹ già và cháu ngoại .

2- Làm ký sự cho gia đình Anh Hồ Ngọc Duy ( B3/602B , Ấp 2 Xã Phong Phú – Huyện Bình Chánh – TP HCM , điện thoại : 0937 469 174 ( anh Tịnh Long ).

Gia cảnh : Vợ bệnh nặng , mang nhiều căn bệnh nan y , nay không có tiền chữa trị .

3- Phát quà cho bà con nghèo tại Bạc Liêu , một chút vị ngọt của mùa xuân khi những ngày tết gân kề .

1-     Làm ký sự cho gia đình cụ : Lê Thị Thôi , 82 tuổi (38/15/6, Ấp Phước Lý , Xã Đại Phước , Huyện Nhơn Trạch – Tỉnh Đồng Nai , điện thoại : 01226699418 ).

2-     Ghé thăm và tặng tiền , quà cho gia đình Cô Thúy ( trong ký sự " Nước Mắt Phận Làm Dâu ")

3-     Đến Tịnh Thất Của Ni Sư Giác Liên để cúng dường tam bảo và giúp đỡ vật chất cho ni sư để cứu các em nhỏ bị bỏ rơi ( khoảng 100 em ), địa chỉ :tổ 17 Ấp Tân Hạnh ,Thôn Vạn Hạnh – TT Phú Mỹ - Tân Thành , điện thoại :0643 922914 .

4-     Được sự trợ duyên của gia đình anh chị : Hoàng Chương Ngọc Tuyền và bạn bè anh , đoàn đã chuyển 1500 đôla cho gia đình anh chị Thổ Triết , để xây cho anh chị một căn nhà tình thương , ngôi nhà này sẽ hoàn thành trước tết âm lịch 2016 .

1- Làm ký sự cho gia đình Anh Lâm Đức Hưng, vợ là Ngô Thị Kim Em ( Khu nhà trọ Bà Ty , điện thoại : 01215 4169692)

Gia cảnh : Anh Hưng mang nhiều bệnh nặng đã nhiều năm,  nay không có tiền chữa trị , bốn con anh còn thơ dại , nhà nghèo nên tất cả đều nghỉ học, đều đi bán vé số để kiếm tiền mua thuốc cho anh .

2-Làm ký sự cho gia đình Anh Trần Kiến Phú ( 54/6 Đường Hưng Đạo Vương – Phường 1 – TP Vĩnh Long , điện thoại : 0909 141503).

Gia cảnh : Anh không có nghề nghiệp , hằng ngày đi làm thuê được vài chục ngàn nhưng phải nuôi 8 miệng ăn ... gia cảnh quá đau khổ ...

3- Phát quà cho bà con nghèo tại TT Ngãi Giao – Huyện Châu Đức - BRVT , một chút vị ngọt của mùa xuân khi những ngày tết gần kề .

   - Đoàn đến Xã Mỹ Bình - Long Xuyên - An Giang để làm ký sự cho chị Nguyễn Thị Thu ( điện thoại : 01202901096 ) , hoàn cảnh chị thật thương tâm , nhà cửa không có, chị thì bị ung thư vú đã ba năm, không có tiền chữa trị , hiện nay vết thương lở loét thật tội nghiệp .

  - Làm ký sự cho con anh Hải ( Tổ 6 - Thôn Bình Tịnh - Xã Bình Minh - Huyện Thanh Bình - Tỉnh Quảng Nam ) . Hoàn cảnh của anh cũng thật bi thương , nhà quá nghèo , không có đất đai canh tác,con thỉ bị bệnh não không có tiền chữa trị ,anh phải lặn lội vào An Giang để tìm cây thuốc nam cứu con . Nhưng đến nay cũng mất tháng rồi nhưng bệnh tình cháu không thuyên giảm mà tiền ăn còn không có lấy đâu ra tiền cức cháu . Mong lắm những quý ân nhân giúp cho cha con anh với ( điện thoại liên hệ : 01206 074 032 ).

    - Cũng trong video ký sự này , đoàn đến số nhà : 4113 - Tổ 3 - Khóm 4 - Phường Thành Phước - TX Bình Minh - Vĩnh Long để làm ký sự cứu ông Huỳnh Tấn Lực ,hoàn cảnh : ông bị bệnh nan y ,lao phổi, tiểu đường ...gia cảnh quá khó khăn , vợ bán vé số kiếm tiền cho ông uống thuốc...(Điện thoại liên hệ : 01289 534109).

   - Làm ký sự cho cụ Phạm Văn Yến (86 tuổi ) vợ mất, con chết, hiện không người thân, sông bằng tình thương của bà con hàng xóm .

  - Đoàn đến Tịnh Xá Ngọc Thành ở chợ Lách Bến Tre để cúng dường tam bảo, vấn an sư Thích Giác Trí .

GIỚI THIỆU

Là một trùm giang hồ khét tiếng, Lê Lam (biệt danh là Lãng Tử Lê Lam, bạn ngang hàng cùng đại ca Năm Cam, SN: 1960, Quảng Trị) đã không biết bao lần vào tù ra tội, từng vượt biên bằng thuyền đánh cá ở Biển Đông với giấc mơ làm giang hồ đất ngoại. Hơn 20 năm trong tù, 25 năm nghiện ma túy, gây bao nhiêu tai ương cho xã hội. Nhưng khi có cơ hội làm lại cuộc đời, anh đã đoạn tuyệt đoạn đời tội lỗi, quay đầu trở thành một nhà từ thiện nhiệt huyết, với những việc thiện tâm. Sau bao năm âm thầm “mai danh ẩn tích”, lần đầu tiên tác giả được tiếp xúc và dựng lại cuộc đời đầy trắc trở và sự hoàn lương cổ tích của ông.

Tuổi thơ vô thừ nhận dẫn lối đưa chân đứa trẻ vào con đường giang hồ nhí

Lê Lam kể, tuổi thơ của của mình là chuỗi tháng ngày vô giáo dục, không được đến trường. Một đứa trẻ lì lợm và ương ngạnh, tự ý làm những gì mà mình thích. Ngày đó Lê Lam đã gây ra bao nhiêu điều phiền phức cho gia đình, xóm làng. Cả làng chài nghèo thôn Tham khê, cát phỏng bàn chân lúc đó mỗi khi nhắc đến thằng bé Lê Lam, đầu thôn cuối ấp ai cũng lắc đầu ngán ngẫm.

Con ngựa bất kham

Lê Lam có biệt danh giang hồ thường gọi là Lãng Tử Lê Lam (SN: 1960), sinh ở thôn Thông Khê, một trong những làng nghề chài lưới nghèo nhất của huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Gia đình Lam nghèo, cái đói cào ruột gan những năm tháng tuổi thơ bây giờ vẫn còn ám ảnh trong tâm trí mỗi khi hoài niệm. Nhà 4 anh chị em, so với những gia đình trong làng bấy giờ, nhà Lam thuộc dạng ít người, nhưng chẳng bao giờ đủ ăn. Mấy anh em Lam cũng chưa bao giờ biết đến một bữa no. Nên cái chữ với Lam là gì đó xa vời. Ngồi lớp chưa tỏ chữ, những cơn đói riệu rạo như thúc dạ dày, bắt anh em Lam phải nghỉ học mưu sinh.

Lê Lam là con thứ 2 trong nhà, bản tính gan dạ, cứng cỏi nên mọi việc lớn nhỏ cậu thường phải gánh như con trưởng. Cha mẹ quanh năm bám biển quần quật với nghề chài lưới, ở nhà Lam xin đi chăn bò thuê cho những nhà giàu trong xã. Chính những năm tháng lam lũ này, Lê Lam bắt đầu bộc lộ bản tính nghịch ngợm, ương ngạnh và lì lợm của mình.

Lê Lam tuy dáng nhỏ con nhưng trời phú cho bản lĩnh “thép”, lanh lẹ, không biết sợ ai. Trong những cuộc đánh nhau với đám cùng tuổi trong làng, Lam luôn dành phần thắng.Thậm chí những đứa hơn tuổi cũng bị Lam đánh cho toe toét máu mũi. Hể nghe cái tên Lê Lam trong hội chăn bò thuê ở làng Thông Khê, thì đứa nào đứa nấy đều phải e dè, tránh xa. Mỗi lần được tôn sùng, hắn lại vênh váo đắc thắng, đi đến đâu vỗ ngực ra oai.

Không những thế, cậu ta làm bất cứ điều gì nếu trong đầu nghĩ, không cần biết đến hậu quả. Khi đói khát, thèm thuồng, Lam bắt đầu tụ tập bạn bè đi đào trộm những thứ người ta trồng được ngoài đồng. Ruộng khoai nào vừa nhú củ nhóm của Lam bươi ngang, nương sắn sắp đến ngày thu hoạch, Lam cùng nhóm bạn đào cho bay gốc, không ăn được thì phá hoại chơi. Đêm về cậu ta lại cùng đám bạn choai choai tụ tập uống rượu. Không có mồi nhắm thì bàn nhau trèo tường, chui rào trộm gà, vịt. Nhiều nhà trước khi đi ngủ soát chuồng đầy đủ, sáng ra chỉ còn cửa trống không. Có gia đình nuôi được đàn gà sắp đến ngày bán, Lê Lam cũng bàn hóm tóm cổ bắt hết, mất của khiến bao gia đình khóc đứng khóc ngồi. Thấy vậy, nhưng thay vì hối hận thì chúng lại lấy làm hay và đắc ý. “Ăn trộm quen tay, ăn mày quen chân”, đã lén lút một lần thì sẽ có lần hai, lần ba, lấy được cái nhỏ ắt sẽ “thó” luôn cái to, cái ít giá trị đến thứ nhiều giá trị. Thói đời của kẻ ăn trộm là vậy.

Trong làng lúc đó mất cắp nhiều, biết “tác giả” là nhóm của Lê Lam đó, nhưng dù cảnh giác bao nhiêu, Lam cũng tìm cách “đạo” được. Người ta trông chừng đầu hôm, đến nửa đêm Lê Lam “hành sự”. Nếu chốt cửa trước, chúng đột nhập cửa sau. Trời nắng không trộm được, thì đợi đến đêm mưa. Lê Lam và đám bạn đã nhắm vào nhà ai thì nhà đó trước sau gì cũng phải mất của. Ban đầu trộm con gà, sau đến cái xong, cái chậu. Trước tìm mồi nhậu, sau đi bán kiếm tiền mua thuốc hút, tiêu xài…Vì thói hư đốn mà cha mẹ Lê Lam nhiều lần phải mất mặt trước dân làng. Dù răn dạy, khuyên nhủ đủ điều, nhưng người lớn nói cứ nói, ý hắn hắn cứ làm. Người nhà chửi hắn bỏ đi, người ngoài nói trái ý, hắn sẵn sàng cho sứt đầu mẻ trán. Vì vậy, ở cái tuổi thiếu niên, Lê Lam đã là “con ngựa bất kham” chẳng ai khuyên được một lời. Hắn trở thành đối tượng cá biệt, gia đình vô thừa nhận, họ hàng ruồng bỏ, dân làng xa lánh.

Dấn thân vào tội lỗi

Tuy vẫn làm nghề chăn bò thuê, nhưng lúc này trộm cắp với Lê Lam gần như trở thành một cái nghề tay trái, thỏa chí tang bồng của đứa trẻ hư đốn. Nói đến trộm cắp vặt, thì dù trong làng, hay những xóm lân cận, bao giờ cũng có mặt Lê Lam. Không những thế cậu ta luôn là tên đầu sõ chủ mưu, vạch “chiến lược” và chỉ đạo. Tuy nhiên, trước đến nay những vụ “chôm” vặt đổi đôi gói thuốc, một vài chai rượu chỉ là thú vui vặt vãnh. Từ lâu, tham vọng lớn của Lê Lam đó là âm mưu “cất vó” một chuyến thật đậm ngay ở bến thuyền làng mình.

Bến thuyền của làng cách nhà Lê Lam một quảng mấy trăm mét, ngày đi đánh cá về, tối thuyền bè cắm neo, gác lưới đậu xăm xắp. Thuyền nhà ai giàu, nhà nào nghèo, trong khoang có những gì, hắn đều rõ như lòng bàn tay. Tuy nhiên, hắn để ý nhất là những tay lưới, can dầu và đầu máy nổ. Làng chài nghèo, nhà nào có chiếc thuyền đi lưới là đã hiếm, nó như chiếc cần câu cơm, nên phải trông giữ như coi gia phả dòng họ. Vậy nhưng tất cả đều vô nghĩa với ý nghĩ của một thằng đã quyết tâm trộm cắp. Vào một đêm hắn triệu tập đám bạn và rằng: “Lấy được đầu máy, tay lưới và dầu ở bến thuyền thì bộn tiền, xã láng tiêu xài chứ chẳng chơi”. Mối “ăn” thì trước đó hắn đã vào Huế liên hệ, chỉ còn nước “xuống tay” nữa là xong. Sau vài lời trưng cầu ý kiến, cả bọn gật đầu đồng ý.

Đêm đó, làng chài yên bình chìm sâu trong giấc ngủ, Lê Lam và cả bọn quyết định hành động. Trời khuya, không một tiếng chó động, đâu đó chỉ có tiếng dế re ré gọi bạn, đàn chuột rúc rích ghẹo nhau lộc cộc trên ván gỗ mạn thuyền. Dưới ánh chiếu mờ của đèn dầu chong trộm, chỉ thấy mặt biển loang loáng kèm tiếng động đục nhẹ, đó là tiếng bước chân người. Trong bóng đêm đặc quạnh, một đám choai choai lầm lũi sục sạo. Chúng trồi lên thụp xuống nhẹ nhàng, bằng những cử chỉ ra hiệu. Một đầu máy bị tháo khuân lên bờ, đến chiếc thứ hai, thứ ba và nhiều đầu máy ghe thuyền khác nữa. Tiếp đến là những can dầu Diesl lần lượt được kéo lềnh bềnh mặt biển, cuối cùng là những tay lưới dã cào (một loại lưới dân miền Trung đánh bắt cá gần bờ).

Mọi thứ diễn ra êm như nhung. Sáng mai, cả làng chài rung động với cái tin đêm qua bị trộm đột nhập, tổng số hai mươi đầu máy bị mất, tất cả dầu trong máy và dầu trử sẵn bị lấy đi, nhiều tay lưới mới cũ bị tháo không một dấu vết. Chỉ biết rằng sau đêm đó, Lê Lam bặt tăm không ai hay. Bị mất “cần câu cơm”, có gia đình khóc ròng rã mấy ngày, không phương tiện ra khơi, cả tháng trời nhịn đói. Có thể nói, đây là sự kiện “động trời” ở chốn làng chài mà quanh năm không một nhà thèm cửa đóng then cài này. Trộm trót lọt, chính tay Lê Lam lặn lội vận chuyển hàng vào Huế tiêu thụ. Có tiền chia chác, cả bọn lại ăn xài thỏa thê, đứa nào cũng phấn chấn chuẩn bị cho những phi vụ tiếp theo.

Sau vụ đó, sự gian manh phát triển hơn một bước, thói quen trộm cắp hình thành trong Lê Lam như một bản tính không thể bỏ được. Khi túng thiếu hay thèm thuồng cái gì, y như rằng hắn lại đi trộm. Đêm năm 30 tết năm đó, nhà nhà chuẩn bị lễ cúng, riêng bếp nhà Lê Lam chẳng có nổi cân thịt, đói khát hắn lại cùng đám bạn đi trộm. Sau nhiều vòng rảo bước lùng sục, thì dừng bước trước một nhà đang chuẩn bị lễ cúng thiên (ở Quảng Trị có tục cúng ngoài trời). Một cái đầu heo lớn được bưng ra ngoài bàn thờ thiên, thấy cảnh tượng đó, hắn và đám bạn thấy trong bụng cồn cào, cả bọn nín thở tiến lại gần, không một chút tiếng động. Khi chủ nhà đang lúi cúi chuẩn bị hương khói, hắn nhón chân nhanh tay bưng luôn cả mâm, cùng đồng bọn chuồn thẳng. Khi quay lại, chủ nhà sững người ú ớ, không hiều chuyện gì xảy ra. Tan chầu nhậu thỏa thê cũng là lúc công an xả ập đến bắt cả bọn. Sau tra khảo, hắn phải khai luôn vụ trộm cắp đầu máy trong làng lần trước. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cả nhóm ra tòa. Nhưng rất may cho hắn, trong khi mấy đứa bạn lớn tuổi phải đi tù, thì riêng hắn được vào Trại giáo dưỡng ở Hòa Vang (Đà Nẵng) để phục hồi nhân phẩm, với thời gian 3 năm.

Lần đầu tiên dính án, cha mẹ hắn khóc hết nước mắt, còn dân làng thở phào nhẹ nhõm. Nhưng thực ra như thế có khi gia đình hắn còn vui hơn là buồn, vì ai cũng hi vọng rằng, với chừng ấy thời gian trong trại “thằng Lam hư đốn” sẽ được giáo dục thành người lương thiện.

Đầu quân băng “ăn sương” Đà thành và ngày tháng đại náo bên ray tàu

 

Ở trại giáo dưỡng Hòa Vang (Đà Nẵng) trong thời gian 3 năm. Nhưng thay vì tiếp thu những bài học đạo đức làm người, Lê Lam lại nạp vào đầu các mánh khóe như: móc túi, bẻ khóa, tráo va ly, học võ đánh người... đồng thời kết giao với đám giang hồ bất hão. Để rồi ngày ra tù, hắn dong tay đầu quân cho một băng nhóm giang hồ khét tiếng chuyên nhảy tàu ở Đà Nẵng lúc đó, do Sơn Nam làm đại ca.

                                                                                     

Đi giáo dưỡng “học”… giang hồ

Trại giáo dưỡng Hòa Vang vào những năm 1978- 1979 là một trung tâm giáo huấn nổi tiếng. Lúc đó, cả nước chỉ có 3 trung tâm tương ứng ở Bắc- Trung- Nam, thì Trại Hòa Vang là nơi quy tụ những trẻ hư, hoặc tội phạm chưa đến tuổi trách nhiệm hình sự toàn miền Trung- Tây Nguyên. Vào trại, Lê Lam sớm “bắt nhịp” với lề lối sinh hoạt mới, chẳng mấy chốc mà hắn làm quen với đám bạn tứ tán, kể cả những cán bộ quản giáo. Y tỏ ra là một kẻ cứng đầu, gan lỳ, quyết đoán, đã nói là làm, chẳng biết sợ ai. Chỉ một thời gian ngắn, cả trại không ai còn lạ gì cái tên Lê Lam với giọng khàn đục, đậm miền nắng gió vùng biển Quảng Trị. Với anh ta người tốt, kẻ xấu đều có thể là bạn. Tuy nhiên, hắn chỉ thân nhất với những tên có máu mặt ở trại mà thôi.

 

Đã bước chân vào trại Hòa Vang, phần lớn là những cậu ấm, cô chiêu được cưng chiều hư đốn, hoặc đám trẻ nhà giàu ăn chơi hư hỏng. Riêng Lê Lam thì nghèo, thời gian đi ở trại, đến tiền tàu xe từ Quảng Trị vào Đà Nẵng lúc đó có mấy nghìn (giá trị tiền thời đó) mà mấy năm trời mẹ già anh không có, lấy gì quà bánh bồi dưỡng. Trong trại bao giờ cũng có người lớn kẻ bé, người lính đứa đại ca. Lê Lam thì thân cận với những đại ca, hơn nữa, hắn lỳ và có võ, nên không thể là đứa “thấp cổ bé họng”. Mọi thứ quà cáp mà thân nhân con em trong trại gửi vào thăm nom, y bàn với các đại ca đến dằn mặt, đe dọa, không cho thì đánh đập để cướp, trong cơn đói và thèm, hắn tự “mưu sinh” bằng phương cách trắng trợn như vậy. Tuy nhiên, y khác hẳn đám cùng trang lứa là biết chỗ nào nên dừng, lựa thế mà bước, nên trong trại mặc dù là đối tượng đầu sõ nhưng chẳng bao giờ y là đối tượng bị quản giáo để mắt cả.

 

Vậy là từ đứa đói rách, nhưng biết “chọn bạn mà chơi”, Lê Lam bỗng trở thành kẻ no đủ, thậm chí cuộc sống rất thỏa mái. Trong trại y cũng tập tành ăn chơi, hắn bắt đầu dính nghiện. Lê Lam bảo, cái tật đó như định mệnh, bẻ quặt cuộc đời của một thanh niên choai con vào bóng tối lúc đó. Lê Lam kể, đó là một ngày đang ngồi không, đột nhiên bạn hắn đến vỗ vai và đưa một điếu thuốc: “Thử làm tí cho đời lên tiên”. Nghĩ là thuốc lá, không đắn đo, anh ta châm lửa rít. Lần thứ hai hắn tiếp tục được cho “điếu thuốc” như vậy, nhưng lần này thấy trong người khoan khoái, một cảm giác hưng phấn, thấm lên não mà trước đến nay chưa từng biết đến. Lần thứ ba hắn thấy không thể thiếu “điếu thuốc lá” đó. Y không hề biết, bấy lâu nay mình đã hút thuốc phiện mà không hay (ngày đó chỉ có thuốc phiện). Khi cơn thèm cháy cổ, hắn lại gây chuyện để được thỏa cơn nghiện. Tuy nhiên, vì “ăn vụng biết chùi mép” nên hắn không để quản giáo trại nhận ra, còn nếu ai đó trong trại dám “hé răng”, hắn mà biết được thì chỉ có nước chết. Trong trại, những mánh khóe như: dấu hiệu nhận biết người có tiền, cách dàn cảnh móc túi, bẻ khóa, cạy tủ, kỹ thuật nhảy tàu, các thế võ đánh nhau…do tù dạy tù, trộm dạy trộm, tất cả y đã thuần thục. Ngày “học nghề”, tối hút ma túy, thời gian thấm thoắt trôi qua, mới đó đã đến năm thứ 3, hắn chuẩn bị ra trại. Trước ngày hết hạn, “thương hiệu” Lê Lam đã bay ra khỏi trại, những tay giang hồ bên ngoài vẫn rĩ tai nhau hai chữ Lê Lam ở Trại giáo dưỡng Hòa Vang rằng: “chơi đẹp, bản lĩnh, gan lỳ cực độ”…chỉ mong một ngày được “diện kiến”.

 

“Cánh tay phải” của đại ca khét tiếng Đà Thành

 

Đà Nẵng thời gian này ở bên ngoài có trùm giang hồ khét tiếng tên là Sơn Nam làm đại ca băng nhóm chuyên nhảy tàu, bảo kê mại dâm, hắn nắm giữ trong tay nhiều đàn em tinh nhuệ. Băng này chuyên hoạt động ở các bến xe, ga tàu hai tuyến Huế -Đà Nẵng. Những vụ tráo va ly, giàn cảnh móc túi, cướp giật do chúng gây ra khiến dân tình hết sức hoang mang. Còn cơ quan công an Đà Nẵng lúc đó cũng phải điên đảo. Băng “ăn sương” này đang thời ăn nên làm ra, rất cần nhân lực để mở rộng mạng lưới. Qua những câu chuyện giang hồ đồn truyền, Sơn Nam biết rõ Lê Lam là người làm được việc, hắn chuẩn bị “rải thảm đỏ” đón Lê Lam. Và, khả năng dự cảm nhạy bén của một tên có máu giang hồ, Lê Lam cũng thừa biết.

 

Ngày cuối cùng ở trại giáo dưỡng đã đến, những thủ tục xuất trại hoàn tất, nhận áo quần xong Lê Lam dõng dạc bước ra trại. Vừa khỏi cổng thì mấy tên bặm trợn đang chờ, giới thiệu là quân của Sơn Nam đến rước, Lê Lam gật đầu về thẳng “đại bản doanh” của Sơn Nam. Hai giang hồ gặp nhau, thấy như có duyên tiền định. Hợp ở bản tính, cùng nhau lý tưởng, phút chốc lạ lẫm thành thân mật. Khã ý thu nạp thêm người mà Sơn Nam vừa đưa ra, Lê Lam đồng ý ngay, y hứa sẽ cống hiến hết mình cho Sơn Nam. Băng cướp “bay tàu” (nhảy trên tàu) có thêm một thành viên mới.

 

Mãn hạn ở trại giáo dưỡng, Lê Lam đã thêm 3 tuổi. Y già dặn hơn lại được trang bị đủ mánh khóe của tên giang hồ gian xảo và kèm thêm một cái tật…nghiện hút. Vì nghiện mà ngày ra trại y đã quyên đường về nhà. Thuốc phiện đã làm hắn quên đường về với cha mẹ già và các em thơ. Để rồi sa chân và chìm đắm vào con đường tội lỗi. Tại ăn cứ của băng Sơn Nam, Lê Lam được bao ăn ở thỏa mái, hút thuốc phiện thỏa thê. Cuộc sống chỉ có “màu hồng” ấy, y tự thấy nên đặt hẳn niềm tin vào người đại ca đã “cứu vớt” cuộc đời mình. Tại căn cứ của băng “ăn sương”, Lê Lam được đại ca Sơn Nam huấn luyện nhiệt tình. Ngoài ra các kịch bản như: Tráo va ly hành khách, rút ví tiền người đi đường, dằn mặt… chẳng mấy Lê Lam thuộc và đạt đến độ điệu nghệ. Thấy đệ tử Lê Lam thực hành thì ngay cả đại ca Sơn Nam cũng phải trầm trố thán phục. Hơn một tháng học tập và an dưỡng, rồi một ngày Lê Lam đến trước mặt Nam Sơn tự tin bảo: “Anh Nam, em đã sẵn sàng. Cho em tham gia phi vụ nào đó, chứ ru rú trong nhà buồn lắm”. Mắt quan sát môt lượt về phía đệ tử ruột, Sơn Nam gật đầu đồng ý.

Đại náo ray tàu

Vụ ăn hàng trên tàu đầu tiên của Lê Lam, được đích thân đại ca Sơn Nam dẫn đi, mục tiêu là chiếc ba lô của một người làm ăn từ Nam ra Bắc. Cả hai đón tàu từ Ga Đà Nẵng, kiên trì bám theo và dự tính là quyết định “ăn” hàng ở ga Huế (TT-Huế).Trên toa tàu xoàng, giữa bề bộn người và bao bố. Ngồi cạnh người đàn ông có chiếc ba lô, là hai người đàn ông “lịch sự”, trong đó một người mang chiếc ba lô giống hệt người đàn ông đơn độc bên cạnh. Trong hai người đó, người thức kẻ ngủ thay phiên nhau một cách tuần tự, không bao giờ thôi để ý đến chiếc túi của người bên kia. Hai gã “lịch sự” đó chính là Lê Lam và Sơn Nam thủ vai, còn chiếc ba lô bên trong đầy dẻ rách mang theo là vật dùng để đánh tráo.

 

Tàu vượt đèo Hải Vân, vị khách đơn độc thiu thiu ngủ, khoảng hơn 1 giờ sau tàu nổi còi báo hiệu đến Ga Huế. Bánh tàu vừa dừng hẳn thì hai vị “khách” nhảy vội xuống toa và biến mất vảo đám đông, đi tìm chỗ vắng người mở túi xem chiến lợi phẩm. Nhưng trời phụ kẻ trộm cắp, bên trong chỉ có mấy cái bánh chưng, một vài bộ quần áo cũ, cả hai nhìn nhau tĩu nhgĩu thất vọng. Đại ca Sơn Nam vỗ vai Lê Lam: “Thôi! hôm nay có bánh, ngày mai sẽ có tiền, ngày kia là nhiều thứ giá trị khác”. Cạp vội mếng bánh, hai tên “lục lâm thảo khấu” nhảy tàu về lại Đà Nẵng trong bóng chiều buông.

 

Qủa đúng như lời Sơn Nam nói, những phi vụ sau đó Lê Lam và đàn em đều thu lớn, thỏa thê ăn xài. Tuy nhiên, có một vụ mà đến bây giờ, khi đã dừng bước chân giang hồ, Lê Lam vẫn không thể nào quên: “Hình ảnh 3 đứa đàn em của tôi bị rơi tàu, tất cả đều mất xác có lẽ khó phai trong tôi. Sau vụ này tôi quyết định chuyển nghề”. Số là, trong một lần “ăn hàng” ở Lăng Cô (đoạn phía bắc đèo Hải Vân), 3 anh em của Lê Lam bị rơi tàu tử vong. Khu vực lên và xuống đèo Hải Vân là địa điểm mà Lê Lam và đồng bọn hay “ăn mồi” nhất, vì đến đây tàu thường phải giảm tốc độ, nên người dễ leo lên và nhảy xuống. Hôm đó, Lê Lam cùng mấy đàn em khác theo một “con mồi” từ ga Huế vào. Tàu chầm chậm giảm ga lên đèo, Lê Lam cùng mấy đàn em bám toa đu người lên. Nhanh chóng tìm ngay được “mồi”, Lê Lam lệnh cho đàn em tráo chiếc va ly của một người khách. Mọi thứ vẫn tinh vi như thường lệ, nhưng khi chiếc túi giả vừa đút vào thế chỗ, thì tên đàn em vụng về, vô tìm đạp ngay vào chân “con mồi”. Giật mình thức giấc, người khách này tri hô, cả nhóm hùa nhau tháo chạy bạt mạng trên tàu. Rất không may cho nhóm trộm cắp, khi đến toa thứ 2 để chuẩn bị phi xống đường thì bất ngờ bảo vệ tàu chặn lại. Trong lúc vội vàng, 3 đàn em của Lê Lam trượt chân, lao thẳng xuống vực, riêng Lê Lam nhanh chân thoát thân. Ngày hôm sau đến tìm, Lê Lam chỉ biết đứng trên đèo nhìn xuống vực sâu lởm chỡm đá núi, mặt nước một màu xanh vời vợi.

 

Vậy là thêm 3 tên nữa ra đi. Buồn rầu trở về, hắn suy nghĩ nhiều rồi ở nhà một thời gian. Vụ chết mất xác vì nhảy tàu này là một trong số nhan nhãn những nhân mạng lìa đời mà hắn từng chứng kiến. Hắn nhận thấy, đã là nhảy tàu thì trong mười người, may lắm chỉ vài ba lành lặn trở về, còn lại đều không toàn thây. Nếu không chết thì cũng què chân, cụt cẳng, đui mắt, gãy sống lưng. Ăn bám bên thân tàu luôn tiềm tàng những kết cục bi thảm mà chính y cũng không biết chắc được khi nào sẽ đến lượt mình. Nghĩ đến điều đó, hắn thấy trong lòng dờn dợn.

Xuôi phương Nam khẳng định vị thế đại ca giang hồ

 

Hơn 1 năm cùng đại ca Sơn Nam chui rúc khắp ga tàu các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, nghề ăn bám ray tàu tính mạng nay còn mai mất. Biết không thể bám trụ lâu dài, Lê Lam quyết định xuôi vào phương Nam, thử vận trên vùng đất mới. Sớm vươn lên thành đại ca, từ đây hai chữ Lê Lam bắt đầu xuất hiện trong giới giang hồ.

 

Những ngày đầu vạ vật

Quá hoang mang trước cái chết mất xác của 3 anh em giang hồ vì rơi tàu, Lê Lam quyết định đoạn tuyệt với nghề nguy hiểm. Rồi một ngày hắn đến bên đại ca Sơn Nam lễ phép cất lời: “Anh Nam, cho em chuyển nghề”. Biết tính Lê Lam, đã không muốn thì có ép đằng trời cũng không được, Sơn Nam đồng ý với giọng nuối tiếc: “được! nhưng cậu có thể quay lại bất cứ khi nào muốn”. Ít lâu sau đó Lê Lam ngược miền Nam, dừng chân ở Đồng Nai, gầy dựng lãnh địa mới.

                                                                                  

Vừa bước xuống ga Long Khánh, có mấy đàn em do Sơn Nam ngoài Đà Nẵng sắp xếp trước đó đang đứng đợi sẵn, Lê Lam được dẫn về lo chỗ ăn ở, nghỉ ngơi. Sau khi nghiên cứu kỹ địa bàn, Lê Lam bắt tay ngay vào công việc. Những năm cuối thập niên 80, hàng hóa đắt đỏ và khan hiếm, chỉ có ở những bến xe lớn như Long Khánh mới có ít hàng nông sản luân chuyển. Lê Lam nắm ngay cơ hội. Trước mắt là chặn các chuyến hàng trốn thuế do các tiểu thương vận chuyển dọc bến xe để kiếm tiền. Y nhận thấy ở đây xuất hiện những dân buôn bán hàng trốn thuế từ ga Long Khánh đi và ngược lại nhiều, nhưng lại rất sơ hở. Với phương thức vờ gửi hàng cho khách trên xe để trốn trạm thuế ( cách bến xe có một trạm kiểm tra của đội thuế), sau đó các tiểu thương này vòng đến điểm nhận chờ đón hàng. Quy luật này không khó để Lê Lam và đồng bọn nhận ra.

 

Để ăn “tay trên”, Lê Lam bố trí đàn em của mình rãi dọc ở tuyến vận chuyển. Một tốp vờ ngồi không trên xe để các tiểu thương đến “nhờ vả” gửi hàng, số còn lại đến các điểm hẹn trước chờ sẵn. Khi xe chạy đến điểm này, tốp trên xe sẽ khuân hàng vứt xuống cho tốp dưới đón. Trong một thời gian dài, nhiều hàng hóa như bột đậu xanh (loại hàng có giá những năm 1980) và các mặt hàng giá trị khác bị băng của Lê Lam “khoắng” mất mà không hay. Mỗi khi băng của Lê Lam xuất hiện, những chủ xe vận chuyển chạy tuyến ga Long khánh ai nấy đều khiếp vía. Nếu chủ xe làm điều gì “không vừa ý”, Lê Lam và đồng bọn có thể cho “nếm trái đắng” như: Đánh đập tài xế, đâm thủng lốp xe, đập bể kính…Vì thế, dù biết rõ tòng tong các vụ “đạo chích” do băng nhóm Lê Lam thực hiện, nhưng đành phải “im hơi, lặng tiếng” cho qua chuyện. Tuyến đường ngoại vi bến xe Long khánh trở thành nỗi ám ảnh cho giới dân buôn. Tuy nhiên, sau một thời gian rảnh tay hoạt động, với bản tính tự tôn của một giang hồ, Lê Lam tự thấy không cho phép mình tiếp tục làm những việc tủn mủn và nhỏ nhặt trên nữa, y lại có ý định chuyển nghề.

 

Cuộc “thương lượng” táo tợn

 

Thời gian này ở vùng Ngã ba Long Khánh là một tụ điểm gái mại dâm và tệ nạn xã hội nổi tiếng. Nơi đây được xem là địa bàn quy tụ giới đĩ điếm tứ xứ sau năm 1975. Nếu bao chiếm được, để thu tiền bảo kê thì nguồn lợi là khổng lồ, Lê Lam đưa vùng này vào tầm ngắm. Nhưng, lúc này đã có hai đại ca “bản xứ” “cắm dùi” ở đây, hai cái gai trong mắt mà Lê Lam và đàn em buộc phải nhổ. Bản tính Lê Lam tự kiêu, đã đi đâu là phải khẳng định được mình, không đại ca, chí ít cũng phải đứng trên nhiều người, không bao giờ chịu sự chi phối hay luồn cúi của bất cứ ai. Y nghĩ, nếu đàm phán, “đối tác” không chấp nhận nhượng lại địa bàn, thì không ngoại trừ chiêu cuối cùng là “dọn” (cướp) luôn để chiếm.

 

Lựa chọn “bước đi chiến lược”, Lê Lam quết định rời ga Long Khánh và điện cho đàn em tên Cao Ân, một đại ca máu mặt hồi cắt máu ăn thề ở trại giáo dưỡng đến “tư vấn”. Cao Ân là một người trực tính, sẵn sàng “chơi” tới cùng, hiện đang bảo kê ở Ga Sài Gòn, có mạng lưới vững chắc và sở hữu lực lượng đàn em hùng mạnh. Gặp Lê Lam, Cao Ân nói: “Đây là địa bàn “mỏ vàng”, nếu anh bao được, có gì em ở Sài Gòn sẽ lên hỗ trợ”, nghe vậy Lê Lam gật đầu đồng ý ngay. Cả hai ngõ lời, sắp xếp cuộc hẹn với hai đại ca “bản xứ”. Một cuộc thương lượng nảy lửa diễn ra bên bàn cà phê. Lúc đầu Lê Lam nhỏ nhẹ “xuống nước” rằng: “Nể tình có Cao Ân ở đây, chúng bay nên chấp nhận nhượng lại khu này cho chúng tao quản lý”. Nhưng phía đối tác kiên quyết không đồng ý, “Rượu mời không uống lại thích uống rượu phạt”, Lê Lam phật ý nổi khùng đập bàn. Ngồi bên cạnh Cao Ân lạnh lùng rút dao thủ sẵn đâm một nhát, đối phương lòi ruột ôm bụng bỏ chạy. Cuộc “chuyển giao” lãnh địa thành công trong chớp nhoáng, hai đại ca “bản xứ” khiếp hồn bạt vía miễn cưỡng nhượng lại địa bàn, rồi rút lên Tây Nguyên hoạt động. Lê Lam chễm chệ trở thành ông trùm, bảo kê hơn 300 gái mại dâm.

 

Khi đứng trên 300 đầu gái, công việc vẫn trôi chảy, nguồn thu của Lê Lam là những gái mại dâm và hoa hồng từ việc cung cấp ma túy. Với tỉ lệ ăn chia 50/50 giữa bảo kê và gái, đối tượng nào muốn nhập địa bàn hành nghề, buộc phải nộp tiền. Trong quá trình làm nếu không chia tiền cho bảo kê, thì chỉ có nước bị đàn em Lê Lam đánh đập, trục suất. Một thời khu vực Ngã ba Long Khánh ngập tràn nạn mại dâm, hút hít, đánh nhau, cướp của… Cho đến giờ ngồi nhớ lại, Lê Lam vẫn thẳng thắn ân hận: “Sao hồi đó tàn nhẫn quá, vô lương tâm quá”.

 

Được một thời gian, công an truy lùng ráo riết, “dịch vụ” làm ăn của Lê Lam bị công an “sờ gáy”, liên tục không thể bám trụ, một phương án chuyển địa bàn mới lại được tính đến. Trước đó, Lê Lam biết rằng đoạn QL.1A qua sông Tiền, chia cắt hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long có bến phà Mỹ Thuận. Nơi đây cuối thập niên 80 được xem là nơi sầm uất và nhộn nhịp nhất ĐBSCL. Dĩ nhiên, đối với “nghề” giàn cảnh móc túi như Lê Lam thì quả là mảnh đất lý tưởng. Hơn nữa, chốn bến phà, trăm người đến vạn người đi rất khó để cơ quan chức năng kiểm soát. Suy tính kỹ, Lê Lam nhượng lại địa bàn Đồng Nai cho Cao Ân, quyết định tiếp tuc xuôi phương Nam tìm “miền đất hứa”. Xuống đến đây, Lê Lam nhanh chóng tập hợp đàn em thuê một chiếc phà neo đậu bên sông, lấy đó làm căn cứ hoạt động.

 

Lũng loạn bến phà Mỹ Thuận

 

Những ngày đầu không có tiền, đến bữa lợi dụng lúc đông khách, cả nhóm lại đóng kịch tráo phiếu cơm ở các tiệm ăn dành cho xe Bắc-Nam, mánh khóe lén lút này đã nuôi sống nhóm Lê Lam trong nhiều tháng trời. Những quán cơm của hai bên bờ nhận thấy bị thất thoát nhiều mà không biết do đâu, nhưng khi phát hiện ra cũng không thể cách nào ngăn chặn. Sự có mặt của Lê Lam và đàn em thoắt ẩn thoắt hiện như “xuất quỷ nhập thần”, ai nấy đều ngán ngẫm. Mãi thời gian sau đó, “công việc” chính mới bắt đầu. Bằng phương thức hành động chớp nhoáng mấy phút trên phà, khách gần lên bờ, băng nhón này đã gây bao nỗi trớ trêu dỡ khóc, dỡ cười cho hành khách.

 

Một kỹ niệm ray rứt mà đời làm đại ca của Lê Lâm không quên, là lần lấy chiếc va ly tiền của vợ chồng một thương nhân. Lần đó, sau khi điều nghiên “con mồi” đi hướng từ bờ Nam sang bờ Bắc, mục tiêu là chiếc va ly nặng chịch của đôi vợ chồng ngồi trong chiếc xe tải. Với bề dày kinh nghiệm “ăn hàng”, Lê Lam chắc chắn rằng, trong chiếc va ly màu đen đang được người vợ xách khẳm tay kia chắc chắn là tiền, không những thế mà còn rất nhiều tiền. Nếu lấy được, có thể đủ cho cả băng xã láng, Lê Lam quyết định hành động. Phà rời bờ Nam, tiếng nổ gầm ghì, đánh rung cửa xe tải bần bật, bên trong cánh cửa xe tải khép hờ, đôi vợ chồng liu riu chợp mắt. Vở kịch giàn cảnh được dựng lên, một nhóm đàn em lố nhố đứng trò chuyện huyên náo để che tầm nhìn hành khách, một bàn tay len lõi bấm nhẹ khóa, chiếc cửa bật “cạch” hé ra. Chiếc va ly được nhẹ nhàng lấy ra trong giấc ngủ vô tư của khổ chủ. Phà vừa chạm bến, Lê Lam và đàn em đã đứng gọn trên bờ, gần đó người ta đang xúm lại cửa chiếc xe xem một người phụ nữ đang thất thần khóc. Rẻ đám người Lê Lam bước đến, tận mắt thấy người chồng đang đánh vợ thậm tệ vì tội “đoản tính” chủ quan. Lê Lam nhận ra trên khuôn mặt của cả người đánh chung một nỗi tiếc của tột độ.

 

Khi đã an toàn, chiếc va ly được hé mở, cả nhóm đang trầm trồ vì bên trong đầy tiền, một “vố” khổng lồ mà từ trước tới nay nhóm trộm cướp chưa từng gặp. Riêng Lê Lam đứng lặng ngoái nhìn khổ chủ. “Rất có thể ngày mai, ngày kia đôi vợ chồng sẽ vỡ nợ, sẽ phá sản, hết đường làm ăn…thậm chí cón thể tan cửa nát nhà. Mình gieo oan khuất cho người ta, rồi sẽ có ngày gánh hậu quả”, thâm tâm Lê Lam thầm nghĩ. Chợt trong phút dây, y quay lại bảo với đàn em: “Hay là mình trả lại cho người ta một nửa, trông tội lỗi quá”. Một tên gạt phắt: “Anh không được làm vậy, nếu trả lại không may bại lộ, thì hết đường làm ăn. Hơn nữa anh làm vậy sau này nói ai còn nghe nữa?”, Lê Lam im không nói. Hắn biết, giang hồ có những luật ngầm đầy uy lực, mà sự tuân thủ luôn tuyệt đối. Trong đời ngang dọc làm đại ca, “nhất lệnh như sơn”, nói một tiếng ai nấy đều nghe răm rắp, nhưng lần này thì ngoại lệ. Lần đầu tiên con người tưởng như chỉ biết đến trộm cướp ấy đã thấy hơi nhũn lòng và ray rứt.

 

Xong đận đó, Lê Lam cũng quên bẵng đi, những vụ “quậy” (theo tiếng Quảng Trị) trên phà, lại tiếp tục. Sóng nước bạt ngàn của bến sông người ta không sợ bằng nạn trộm cướp, móc túi khi quan bến Phà Mỹ Thuận. Nhiều hành khách từ miền Bắc xa xôi xuôi vào Nam làm ăn, đến bến phà đành dỡ đường vì mất tiền. Còn khách trong Nam sau thời gian làm ăn dành dụm chút ít mang về quê Bắc, khi qua phà đều bị rỗ sạch túi. Không thể kể xiết bao cảnh đời, bao con người phải mếu máo lỡ đường bên bến sông thời đó.

Âm mưu vượt biên làm giang hồ đất ngoại sau những ngày vào tù ra khám

Chia tay bến phà Mỹ Thuận, quết định ngược ra Nam Trung Bộ. Tại Phan Rang- Tháp Chàm (Thuận Hải cũ), Lê Lam tiếp tục nhúng tội. Nhưng chỉ chưa đầy một năm, y xúi quẩy sa còng trong một vụ đột nhập làng để trộm bò vì túng quẩn. Nhưng chỉ trú chân trong song sắt được một thời gian ngắn, y quyết định vượt ngục. Trở về quê chuẩn bị cho âm mưu một chuyến viễn dương làm danh hồ ngoại quốc.

Bỏ nghề móc túi, học chiêu trộm bò

Như thông tin kỳ trước, một thời gian bị truy lùng ráo riết, “ổ chuột” do Lê Lam đứng đầu không còn đất “’diễn”, y quyết định cùng đàn em ngược ra Phan Rang- Tháp Chàm gá thân chờ ơ hội. Được giới thiệu của đại ca Sơn Nam năm xưa, Lê Lam gặp Minh “mập” và Minh “ốm”, hai tên này “dạy nghề” trộm xe máy và trộm bò cho y. Minh “ốm” là đàn em của Minh “mập”, ở Phan Rang nói đến cặp đôi kỳ dị này ai cũng ngán ngẩm, bởi khả năng “luộc” xe 67 như ảo thuật của chúng. Những năm cuối thập niên 80 xe 67 là một tài sản giá trị lớn mà gia đình nào giàu có mới sắm được. Nhưng với khả năng “ăn hàng” đạt đến độ nghệ thuật, băng này đã nhắm vào chiếc xe nhà nào, thì trước sau gì cũng phải “bốc hơi”. Văng nhóm này chễm chệ “ăn nên làm ra” ở vùng đất mà xưa nay ít nhắc đến trên “bản đồ” tội phạm cả nước. Phần lớn xe 67 lấy được, chúng chúng đều mang về rã ra bán phụ tùng kiếm lời, còn không thì nhanh chóng bán tháo đi các tỉnh khác. Địa bàn Minh “mập” hoạt động bao chiếm từ thị trấn Phan Rang-Tháo Chàm vào đến TP. HCM. Nhóm trộm xe này được xem là băng “ăn tạp”, ngoài trộm xe, chúng cọn kiêm luôn trộm bò, vải vóc của đồng bào Chăm tự giệt được và bảo kê (thật ra là chấn tiền) đoàn xe ngựa thồ hàng, trên đoạn đường từ thị trấn Phan Rang lên các ấp người Chăm ở phía tây Thuận Hải.

Với Lê Lam sở trường xưa nay là nhảy tàu, giàn cảnh móc túi kiểu chớp nhoáng chứ trộm xe, trộm bò kiểu như bọn Minh “mập” này làm thực sự y chưa từng, nên mọi thứ khá vụng về. Ngày Lê Lam ra cũng là lúc công an thị trấn và công an xã lên chiến dịch truy quét tội phạm, nghề “chôm” xe máy cũng tạm ngưng. “Hết duyên” với xe máy, Minh “mập” lại rủ Lê Lam đi trộm bò. Tuy bấy lâu vẫn phản đối kiểu “ăn tạp” của nhóm Minh “mập”, nhưng ở thế túng quẩn, đành “nhắm mắt đưa chân” kiếm cái ăn qua ngày. Chính lần sa còng vì tội trộm bò này được xem là vết “nhơ” không mấy tốt đẹp, trong đời làm giang hồ của Lê Lam. Lần đó, trong xã Phú Qúy của đồng bào người Chăm thường bị mất bò, vải giệt, quần áo... tiền lệ này trước đây chưa hề xảy ra. Nhưng dù người dân có cảnh giác đến mấy cũng không biết thủ phạm là ai, sốt ruột, họ đi báo công an để truy tìm nguyên do. Ngày đó Lê Lam và Minh “mập” chỉ cần chờ đêm đến là vào chuồng bò người Chăm mở dây chão dắt về như thể mình nuôi được. Chỉ tốn công sức ở đoạn đường từ chuồng bò đến lò mổ mà thôi.

Cái giá của sự “ăn tạp”

Nhưng “đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma”. Đêm đó, trời còn chưa sáng, Lê Lam cùng Minh “mập” và Minh “ốm” bí mật men theo con đường cũ dẫn vào xã. Cả ba vừa trộm được 2 con bò chăn đi, đến con thứ 3 Lê Lam đang loay hoay mở nút chão, thì cảm thấy ở phía sau lành lạnh gáy. Vừa quay lai thì chiếc còng số 8 kêu “cạch!”, y bị khóa 2 tay dẫn về công an xã, một cái án dành cho kẻ ăn cắp “sức kéo” những năm cuối thập niên 80 khốn khó là một trọng tội. Góp lại những tội như bảo kê mại dâm (Đồng Nai, cướp giật, móc túi phà Mỹ Thuận (Cần Thơ) Lê Lam bị kết 3 năm tù. Thật oái oăm. Nếu như thời niên thiếu y trộm đầu heo bị bắt quả tang và phải vào trại giáo dưỡng ở Đà Nẵng 3 năm, thì lần này y cũng bị 3 năm vì con bò. Chỉ khác ở chỗ, trước kia đầu heo, còn nay con bò, trước kia là thằng trộm nhãi nhép, còn nay là thằng trộm chuyên ngiệp, và trước kia vào trại giáo dưỡng thì nay là đi ở tù. Đây là điều mất uy nhất trong đời làm giang hồ của Lê Lam.

Ban đầu vào trại các cán bộ quản giáo chưa biết gì về Lê Lam, nhưng khi lật từng trang tập tài liệu trên tay thì các cán bộ trại giam ai nấy đều lắc đầu ngao ngán. Tuy y không phải là tên tội phạm giết người, nhưng đích thị là một kẻ nhờn tội, gan lỳ không biết trời biết đất. Bắt được Lê Lam họ vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì tạm chặn được những vụ mất cắp cho dân làng. Nhưng lo hơn vì không biết cửa trại có giữ được chân tên tội phạm ranh ma thuộc từng mảnh lưới, thạo từng khung sắt nhà tù này hay không. Không ngờ mối lo lắng của các cán bộ có ngày thành sự thật khi từ ngày vào cổng trại Lê Lam đều có âm mưu đào thoát.

Vào trại giam Sông Cái (tỉnh Thuận Hải cũ), biết Lê Lam là giang hồ khét tiếng, y bị mấy đại ca sừng sõ khét tiếng trong tù “cai” cho ra bã. Bị đánh cho thừa sống thiếu chết, Lê Lam mới cảm nhận được tình cảnh “một ngày trong tù bằng thiên thu tại ngoại”. Chưa ngày nào y thôi suy nghĩ trốn trại, y nuôi dưỡng ý định đó bằng lòng nhẫn nhục, chờ cơ hội đến. Một năm, hai năm trôi qua, nắm thứ ba với những tháng ngày cuối cùng thì cơ hội đến, tên tù gian manh Lê Lam quyết định trốn trại. Vụ trốn trại làm các cán bộ quản giáo của trại giam Sông Cái phải ngỡ ngàng, khi y lặn và bơi qua một con sống lớn ngoài chính khả năng của mình. Đó là lần đội tù đi lao động cải tạo trên đồi mía về qua đoạn sông La Ngà, đoàn tù lao xao rằng lông mía ngứa nên xin được xuống sông tắm, cán bộ quản giáo đồng ý. Khi mọi người đang say sưa giặt giũ, thừa lúc cán bộ sơ hở, Lê Lam lặn một hơi mấy chục mét (Lê Lam dân biển, rất giỏi lặn) xuôi theo dòng nước. Vớ được đám lục bình đội lên đầu ở phía xa, âm nín thở trôi về phía hạ nguồn. Cảm thấy đã an toàn, y nhảy lên bờ chạy thục mạng vào rừng, chui vào một nhà dân và trộm một bộ quần áo mang tạm. Sau đó sớ được nồi cơm nguội chén ngấu nghiế một bữa, mặc áo quần chỉnh tề rồi tìm cách về ga Suối Kiết (tỉnh Thuận Hải cũ) và đón xe dong thẳng về quê .

Về làng, Lê Lam không dám vào nhà mà đợi đến đêm khuy mới gõ cửa. Gặp đứa con tù tội, mừng mừng tủi tủi, mẹ con trò chuyện thâu đêm suốt sáng. Đến đêm thứ 3, cả làng quê chìm trong thinh không, đang thiu thiu ngủ trong nhà thì bất ngờ Lê Lam bị công an xã đột nhập còng tay. Ngay hôm sau công an tỉnh Thuận Hải trực tiếp ra giải về, chấm dứt niềm vui ngắn ngủi của một tên tội phạm vượt ngục. Lần này y bị phạt tiếp 3 năm tại trại giam Huy Khiêm. Tái nhập trại, Lê Lam bị xếp vào danh sách được đặc biệt để mắt, bị quản chặt, “con ngựa bất kham” Lê Lam không trốn nữa, mà cải tạo tốt và được giao đứng trưởng một đội tù. Lễ đặc xá năm 1988, Lê Lam nằm trong danh sách tù nhân ra trại trước thời hạn 6 tháng, y khăn gói về quê trong niềm vui của gia đình.

Không chịu phận làm người…lương thiện

Về quê, sống làm người lương thiện ở quê với Lê Lam sao mà khó đến thế. Không còn được ngang dọc tự tung tự tác nữa, ngứa nghề, nhớ anh em giang hồ, Lê Lam lại âm mưu quay lại con đường cũ. Y mang máng nhớ rằng, thời trong tù, có nghe kể, bên Hồng Kông (Trung Quốc) có những trại tị nạn dành cho những công dân quốc tế ‘lỡ bước”. Đồn rằng, nếu vào đó sẽ được chu cấp đầy đủ từ A-Z. Không những thế, nếu là giang hồ thì có thể kiếm chác làm giàu. Vì trong trại cũng có nhiều băng nhóm giang hồ đến từ các nước, cũng đánh nhau, cướp giật y như bên ngoài, điều này thật hợp với “sở trường” của y. Qua liên hệ, Lê Lam biết rằng, còn có rất nhiều anh em giang hồ người Hải Phòng đang kiếm ăn ở trong đó. Chỉ có thế cũng đủ thuyết phục Lê Lam làm một chuyến vượt biên bằng đường biển, thử sức giang hồ ở đất ngoại. Y chuẩn bị cho chuyến hành trình bằng cách đi mua từng can dầu, kết lại thành chùm, rồi đem ra hướng đi buộc đá dìm xuống đó, khi đi sẽ ra kéo lên. Còn lương thực, Lê Lam dự tính, ra khơi sẽ ghé các tàu đánh cá xin, nếu không cho, sẵn sàng cướp. Còn lý trình đi, theo kinh nghiệm của người già mà Lê Lam nghe được, từ vùng biển Nghệ An vào đến TT-Huế, nếu nhắm hướng mặt trời mọc mà đi thì đằng nào cũng sẽ tới Hồng Kông, tỷ lệ sai số là không đáng kể. Lê Lam tin rằng người già nói không sai. Để gieo vào lòng tin mọi người, Lê Lam dựng lên lễ cưới giả với một cô gái trong làng, Lê Lam cũng không ngờ rằng sau này đã trở thành vợ thật. Thấy Lê Lam “lấy vợ”, chính quyền, công an xã ai nấy đều mừng và yên tâm rằng, y đã nhận ra lỗi lầm mà tu thân, tu tính làm ăn. Ngày 4/5 một “lễ cưới” nhỏ ở làng chài được tổ chức vắn tắt, đám chỉ có mâm cơm, một vài đĩa hoa quả xem như lấy lệ. Trưa ngày 5/5/1988, khi dân làng đang sum vầy cúng tết Đoan Ngọ, thì đúng 12 giờ trưa, tại bến thuyền làng chài nghèo, con thuyền nhỏ khoảng 12 m dài, 2 mét rộng (thuyền đánh cá), chở theo 15 người từ từ nổ máy ra khơi. Không ai ngờ, đứng vị trí “thuyền trưởng” con thuyền lại chính là Lê Lam.

Nói về nguyên nhân vượt đại dương bằng thuyền đánh cá ngày đó, Lê Lam nhớ lại: “Khi tôi được Liên Hợp Quốc chuyể giao cho đâị sứ quán tại Nhật, nhiều cán bộ công an cho rằng, tôi phản quốc. Nhưng kỳ thực tôi nào đâu biết chính trị là gì. Lúc đó tôi chỉ có ý nghĩ của một thằng giang hồ, đơn thuần là đi tìm đến những vùng đất mới dụng thân. Nơi nào nhanh kiếm được tiền, nhiều của, có ma túy thì tôi đến. Hồng Kông cũng không nằm ngoài ý nghĩ đó của tôi”. Và, như Lê Lam nói, anh ra đi cũng chỉ vì con ma túy trong người xui khiến mà thôi.

Ngược biển Đông bằng thuyền cá và những tháng ngày khuynh đảo trại tị nạn ngoại quốc

 

 

Có lẽ đây là cuộc hành trình táo tợn nhất, mà lịch sử tội phạm Việt Nam trước sau chưa từng có. Cuộc viễn dương đó dựa trên một ý nghĩ liều lĩnh và lấy kinh nghiệm thuần túy để khiển định phương hướng. Nếu như những dòng nhật ký tháng ngày lênh đênh trên biển ấy được ghi lại, có lẽ cũng ly kỳ chẳng kém Christopher Columbus hồi cuối thế kỷ 15 khi mò mẫm vượt Đại Tây Dương tìm ra châu Mỹ. Chỉ có điều hơn 500 năm trước Columbus ra đi vì lý tưởng khoa học, còn hậu thế Lê Lam ra đi tìm những miền đất lý tưởng của một kẻ đâm chém.

 

Ngược biển Đông bằng thuyền cá

 

Sau ngày 5/5/ 1989, chiếc thuyền cá của nhóm vượt biên do Lê Lam đứng đầu nhằm hướng mặt trời mọc thẳng tiến. Lê Lam là người chủ mưu, đương nhiên có vai trò là thuyền trưởng suốt cuộc hành trình. Hành trang viễn dương mà đám người có trong tay là một tấm bản đồ bằng giấy chỉ phương hướng đi. Tất cả những thành viên phải huy động những kinh nghiệm chài lưới thay nhau cầm bánh lái. Ngày chạy, đêm nghỉ, người này mệt người kia thay. Cứ như thế, nhiều ngày trôi qua, lương thực, nước uống cạn thì ghé thuyền ngư dân gặp trên đường xin. Hành trình đông tiến theo hướng mặt trời mọc do Lê Lam làm “thuyền trưởng” không ngờ có nhiều “sai số” so với dự tính như thế. Đói ăn, khát nước là điều nhóm vượt biên luôn phải đối mặt. Trên con thuyền hẹp, 15 con người chen chúc, mọi thứ đều trở nên chật vật. Không được tắm giặt, không cắt tóc tai, không cạo râu, không được ăn đủ, chỉ hơn tuần trôi qua ai nấy như bị biến dạng. Nhiều lúc trên thuyền không còn một hạt gạo, chia nhau từng gáo nước ngọt, ai nấy đều đói lã, nhìn nhau bằng hàm răng cùng đôi mắt lồi trắng dã, vô vọng. Lúc đó sự sống chỉ biết trông cậy tất cả vào sự giúp đỡ của những tàu thuyền mà nhóm may mắn gặp trên đường đi.

 

Lê Lam kể lại: “Có những quảng chúng tôi chạy cả ngày không gặp một bóng tàu thuyền. Hể thấy trên mặt biển nhú lên một vật gì đó xam xám, tất cả lại ồ ra, tranh nhau dụi mắt nhìn, bằng tất cả niềm hi vọng. Thế rồi, khi đích thị là có tàu thuyền, chúng tôi ra hiệu được trợ giúp, nhưng 10 cái tàu thì có 7 cái họ từ chối. Phần lớn qua ống nhòm, người ta thấy chúng tôi đen đúa, bặm trợn nên họ tưởng chúng tôi là cướp biển, họ không muốn dây vào hoặc sợ phiền phức”. Giữa biển khơi tình người đôi lúc mong manh nhưng vẫn can qua, còn thiên tai, đá ngầm mới thực là nỗi lo thường trực của tất cả mọi người. Chiếc thuyền gỗ cũ kỹ chuyên đánh bắt gần bờ của nhóm ngư dân miền Trung như chấm sạn giữa trùng dương biển Đông, nó sẽ tan như những bọt nước nếu chạm đá ngầm. Không có hải trình, không đài dự báo thời tiết, tất cả phải dựa vào cảm tính như: Kinh nghiệm nhìn hướng sao, hướng mặt trời. Đôi lúc thuyền băng qua những vùng biển mà mặt nước đen kịt, mới biết đó là những vùng biển chết, ở đó nước cực sâu, hoặc là có nước xoáy, không là đá ngầm. Nhưng khi đã có gan vượt đại dương bằng thuyền, thì họ sẵn sàng bất chấp mọi tai ương, miễn sao gang tay trên bản đồ, đường nào ngắn nhất thì hướng mũi tàu mà tiến.

 

Chiếc thuyền cá nhỏ mang trong mình những mạng người, tròng trành trên mặt biển, nhiều lúc đi qua những bãi đá ngầm tưởng như chết chắc, nhưng rồi như có phép màu phù hộ lại can qua. Những trận bảo biển kinh hoàng như từ trên trời đổ ập, con thuyền bị sóng cao như mái nhà đội lên đến tầng không rồi thụp xuống như bị nhấn vào lòng biển. Say sóng, thiếu chất, đi mãi không thấy bờ, tinh thần ai nấy đều suy sụp. Riêng Lê Lam từ ngày ra đi, dù rất mệt mỏi, chán chường nhưng luôn tỏ rõ là người bản lĩnh. Trong bất cứ hoàn cảnh nào trên đại dương, Lê Lam vẫn luôn là “lãnh đạo tinh thần” của mọi người. Lê Lam kể tiếp: “Có những lúc mọi người đã buông xuôi, cột hết dây thừng lại tay nhau để có mệnh hệ gì còn tìm thấy xác. Vậy mà như có phép màu, trong lúc tuyệt vọng lại sinh hi vọng, đó là lúc bất ngờ bão tan, gặp được tàu giúp đỡ”. Một tháng trôi qua, những ngày đầu tiên của tháng thứ 2 đến, cuối cùng cũng một ngày mọi người nhìn thấy một màu xám lớn lộ dần. Ai nấy đều ôm nhau mừng khôn xiết, quần đảo Hải Nam (Trung Quốc) nhú lên, lúc này họ cười trong tiếng khóc, mới biết mình đã sống.

 

Hành trình đến đảo Hải Nam đã quá gian nan, nhưng đó mới chỉ là một nửa chặng đường. Còn đến cái đích Hồng Kông vẫn còn vô vàn khó khăn mà nhóm phải trải qua. Muốn đi Hồng Kông buộc phải qua eo biển Lôi Châu (nằm giữa đảo Hải Nam và tỉnh Quảng Đông). Đây được xem là một eo biển chết, dân tị nạn tứ xứ bỏ mạng vô số ở đây vì không vượt qua nổi những ngọn chông đá ngầm. Chưa bao giờ đi qua, nhưng kinh nghiệm mách bảo Lê Lam phải tránh đường bằng cách chạy quặt vòng cung ra khơi, tuy tốn thời gian và nhiên liệu chút, nhưng lại an toàn, chiếc thuyền an toàn vượt “lời nguyền” qua eo biển chết. Xong, nhóm hành trình tiếp tục men theo hướng Đông Bắc, vượt qua Ma Cao và cập bến tại Hồng Kông. Đoạn kết của hành trình đến “thiên đường” đã không như Lê Lam và đồng bọn tưởng. Vừa đến nơi cảnh sát biển Hồng Kông bắt cả nhóm lùa vào trại tị nạn.

 

Đốt trại Sà- Coong, âm mưu đi Mỹ

Trại tị nạn Sà Coong của Hồng Kông lúc đó có quy mô khoảng 10.000 người, quy tụ dân vượt biên trái phép từ các nước trên thế giới đến Hồng Kông. Nói là trại tị nạn nhưng bên trong có rất nhiều băng nhóm giang hồ hoạt động, trong đó nổi lên băng người Việt gốc Hoa và băng người Việt. Trong số người Việt tị trong trại có những tên giang hồ đến từ Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh mà Lê Lam quen biết trước đó. Sự xuất hiện của Lê Lam trong trại tị nạn thực sự là “luồng gió mới”, chẳng mấy chốc đã thay đổi cục diện tranh giành quyền lực bấy lâu. Nhờ uy tín, Lê Lam được tôn lên làm đại ca đứng đầu khoảng 500 tên giang hồ người Việt, chuyên cướp giật, đánh nhau, tranh dành sự cai quản. Trong trại, băng giang hồ người Việt và người Hoa luôn xung khắc nhau. Đỉnh điểm của mâu thuẫn ấy là một trận tử chiến. Vào một đêm, Lê Lam chỉ đạo đàn em quết định đánh úp băng người Hoa và tuyên bố đốt trại. Sự kiện Lê Lam đốt trại tị nạn ở Hồng Kông lúc bấy giờ được báo giới đưa tin rầm rộ. Sau vụ đó Lê Lam cùng đàn em bị bắt, Lê Lam bị phạt 6 tháng tù, chuyển lên máy bay đưa ra một đảo nhỏ (người Hồng Kông gọi là đảo Bò, vì nuôi nhiều bò), nơi đây chỉ dành cho những tên tội phạm cứng đầu nhất. Ở đó có nhà tù hiện đại, có hàng rào điện tử, được bảo vệ bằng tia la –ze, một đội cảnh sát “đặc biệt” người Anh Quốc chuyên trị những tên tù đặc biệt như Lê Lam.

 

Cuộc sống trên đảo này cũng không mấy khắc nghiệt. Tuy nhiên, âm mưu trốn trại vẫn thôi thúc Lê Lam làm điều gì đó. Sau nhiều ngày điều nghiên, y nhận thấy rằng, từ nhà bếp của trại giam có đường cống thoát nước, dẫn thông ra bờ biển và được ngăn bằng tấm lưới sắt, thanh lớn như ngón chân cái. Đường cống này người lớn có thể chui lọt, nó trở thành điều lý tưởng để Lê Lam hiện thực âm mưu của mình. Để thực hiện, Lê Lam cùng đàn em viết thư xin vào làm nấu ăn trong gian bếp. Được chấp nhận, ngày cãi tạo ngoan ngoãn, đêm đến Lê Lam cho đàn em mang nước tiểu đổ vào tấm lưới dưới cống ngầm. Việc này ngày nào cũng được tiến hành lặp đi lặp lại. Một tháng trôi qua, áng chừng thanh sắt ô xi hóa và ghỉ đến lõi đó là thời cơ thận lợi để đáo trại. Vào một đêm tối đục, Lê Lam cùng đồng bọn men theo đường cống, giật bay tấm lưới sắt, an toàn chui ra bờ biển, lợi dụng sơ hở, y đánh cướp một tàu. Lần này Lê Lam lại có ý định đi hướng mặt trời mọc, để đến “thế giới tự do” (Mỹ).

 

Gian nan đường đến Nhật

 

Sau khi cướp được một con tàu tại đảo Bò, Lê Lam cùng bạn tù nhằm hướng đông Bắc chạy, với ý định sau khi sang Nhật sẽ tìm cách đi Mỹ. Một hành trình gian nan lại tiếp tục với tên tội phạm quốc tế Lê Lam. Cũng như lần trước y vượt biển bằng thuyền từ Việt Nam đi Hồng Kông, chỉ khác lần này Lê Lam đi bằng tàu. Ngay trong đêm, bằng con tàu cướp được y vượt lên Thượng Hải. Nhìn trên bản đồ thì gần vậy nhưng kỳ thực, khi đi mới thấy xa vời vợi. Do tàu cướp nên không dám dừng lại xin hay tiếp nhiên liệu, mà cứ nhằm hướng Đông Bắc tăng ga thục mạng. Cho đến khi trên tàu không còn một giọt nước, cả nhóm khát cháy cổ, giữa biển khơi, ai nấy đều rơi vào tuyệt vọng. Lần này Lê Lam cũng kiệt quệ vì khát, mọi người đang nhìn nhau không biết tính thế nào, chợt tiếng Lê Lam cất lên: “Đằng nào cũng chết. Thôi thì không nước ngọt thì tao uống nước mặn”. Dứt lời, Lê Lam thòng chiếc can vục một gàu nước biển, bỏ bào miệng, một vị ngọt thấm đầu lưỡi, Lê Lam hét lên vui mừng: “Trời chúng bay ơi, nước ngọt”. “Đang nằm mơ hả anh Lam?”, một đàn em không tin hỏi giọng nhạo báng, sau đó cả bọn nếm thửt. “Trời đất, sự thật là nước ngọt, nhưng ở đâu ra?”, cả bọn nhìn nhau cùng chung một vẻ ngạc nhiên. Thế rồi những phuy nước được vục đầy để dự trử, hành trình tiếp tục. Nói về điều kỳ lạ, sau này Lê Lam mới biết rằng, tàu của y đã đến địa phận Thượng Hải mà không hay, còn “dòng nước ngọt phép màu” giữa biển đó, thực chất là luồng nước ngọt từ sông Hoàng Phố, một con sông khổng lồ đổ ra từ bến Thượng Hải. Nguồn nước mạnh và nhiều đến nỗi, khi ra đến biển nước vẫn không bị pha trộn.

 

Cuộc hành trình của con tàu giang hồ ghé lại Thượng Hải tiếp nhiên liệu, lương thực rồi tiếp tục vượt lên Triều Tiên, vòng xuống Hàn Quốc, sau đó chạy qua Nhật Bản. Tại đây, cả nhóm lại bị bắt vào trại tị nạn Ômura. Sau một trận ẩu đả xuýt mất mạng, Lê Lam và đàn em bị biệt giam. Lê Lam lại đào một đường hầm xuyên lòng đất, với âm mưu trốn trại, nhưng bị phát hiện. Bị giam cầm một thời gian sau, cả nhóm được Liên Hợp Quốc bảo trợ chuyển cho Đại sứ quán Việt Nam. Lê Lam và đồng bọn được đưa lên máy bay về nước. Chấm dứt hành trình lênh đênh trên biển, vào tù ra khám, nhục nhã ở xứ người và giấc mơ đi Mỹ hoàn toàn tan vỡ.

 

“Hùm xám” Lê Lam khước từ lời mời bảo kê của đại ca Năm Cam

Mãn hạn 3 năm “ăn cơm phần, mặc áo số” mang thân phận tù quốc tế tại trại giam Thu Dụng (Nhật Bản). Lê Lam và đàn em được Liên Hợp Quốc chuyển giao cho Bộ ngoại giao Việt Nam, lên máy bay về nước. Tuy nhiên, ở quê nhà y vẫn không chịu làm người lương thiện. Trở lại con đường cũ, ngược Tây Nguyên, xuôi miền Nam tiếp tục làm giang hồ. Y nằm trong tầm thu phục của trùm Năm Cam, tuy nhiên điều hiếm có là trong lần đại ca Năm Cam đề nghị nhập băng nhóm, y thẳng thừng lắc đầu từ chối.

Con ngựa bất kham

Có lẽ Lê Lam là gã giang hồ đặc biệt nhất mà trong nhiều năm tiếp xúc với nhân vật hoàn lương tôi từng biết. Lê Lam có những giai đoạn phát triển tâm lý và tính cách rất phức tạp, không tuân theo quy luật tâm lý ma chúng ta thường thấy. Người ta nói, con chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi có ngày chồn chân, riêng Lê Lam thì không. Đoạn đời giang hồ đã qua là chuyến trượt dài, trên con đường tội lỗi mà y chưa một lần mảy may cúi đầu nhìn lại. Cho đến ngày rủ bỏ thân phận tù Quốc tế tại ở Nhật trở về, y vẫn sóng theo lề thói của một kẻ giang hồ, vẫn là một con ngựa bất kham không hơn không kém. “Ngày về Việt Nam, tôi được chế độ tù của Liên Hợp Quốc nên có một số tiền khá lớn so với thời điểm đầu những năm 90. Tuy nhiên, tôi tiêu tất cả vào những cuộc ăn chơi vô bờ bến, đó cũng chính là giai đoạn mới trong chuỗi hành trình tội lỗi của tôi”, Lê Lam nhớ lại.

Ở quên nhà, cô vợ giả cưới để làm bức bình phong vượt biên ngày nào giờ đã thành vợ thật, đứa trai đầu lòng ra đời cuộc sống vốn nghèo khó thêm khó khăn. Nhưng thay vì dành dụm tiền bạc cho vợ con thì Lê Lam lại ăn chơi, nhậu nhẹt bét nhè, không cho vợ một cắc. Vợ khóc lóc van xin y không nhũn lòng mà đánh cho thừa sống thiếu chết, cha mẹ khuyên răn y cũng không nương tay. Lê Lam tự nhận xét giai đoạn này bằng những câu như thế này: “Có thể nói ngày đó tôi đã đạt đến đỉnh điểm của sự tha hóa. Với người đời bất nhân, với cha mẹ thì bất hiếu, với anh em thì bất nghĩa, với vợ con là kẻ vô trách nhiệm”. Nhà có gì giá trị Lê Lam lôi ra bán hết, tuồn vào những trận ăn nhậu ngày nối ngày như không có hồi kết. Hể về đến nhà y lại như ngứa ngáy chân tay, chỉ chờ vợ cãi lại 1 câu, y như rằng gã lại lôi vợ ra làm bia trút giận. Những trận y đánh vợ mình thừa sống thiếu chết, không biết đâu mà kể, cha y nặng nhẹ khuyên răn y cũng đánh luôn. Lê Lam tự thú với tôi “những câu chuyện không muốn kể” như thế này.

Có lần, người em rể là việt kiều Mỹ về nước thăm nhà, thấy Lê Lam chẳng chịu tu chí làm ăn nên ra lời chê bai, chửi bới làm y phật lòng. Chuyện chẳng đáng, thế mà y cầm cái đục đi cùng hai thằng đệ đến tận nhà hỏi tội. Lúc đó trong nhà em rể có 7 anh trai to cao lực lưỡng nhưng không cản được thói hung hãn, côn đồ của ông anh vợ. Một nhát đâm vào tay đứa cháu ruột của con em rể khiến hắn phải gặp lại còng số 8. Công an bắt lên huyện nhốt một đêm và phạt tiền cảnh cáo. Trở về y vẫn không sợ, hắn tiếp tục dọa nạt em rể, tuyên bố sẽ trả thù tại sân bay Tân Sơn Nhất. Thế là mới về Việt Nam chưa đầy hai tuần, hai vợ chồng và mấy đứa con nửa đêm phải nhờ công an, bộ đội biên phòng bí mật thuê xe trốn ra sân bay Phú Bài chuồn thẳng về Mỹ.

Những vụ gây hấn trên chỉ là nhỏ so với tội lỗi mà y từng gây ra cho cha mẹ, thực sự khiến nhiều người chứng kiến còn sởn cả da gà gọi Lê Lam là “đồ súc vật”. Ấy là chuyện gia đình y trồng được 3 cây bí ngô, khi cây lớn lên trổ được 13 quả. 13 quả bí ngô được xem như tài sản quý nhất của gia đình phòng lúc đói kém. Mỗi qủa bí to như cái thúng, nếu xả ra nấu cháo cũng phải ăn đến nửa tháng. Vậy mà trong lúc đi chơi chán về, mẹ chưa kịp nấu cơm, hắn nổi cơn ngang tàng lôi 13 quả bí ra sân bằm nát. Người cha nhìn thấy kêu trời kêu đất và chửi rủa. Sẵn cơn tức giận, hắn đấm cha gục xuống đất, mẹ chạy ra can cũng bị hất tay xô ngã.

Chưa dừng lại ở đó, đứa em dâu trong nhà cũng chỉ vì khuyên can vài ba câu cũng bị hắn đấm thẳng mặt, rơi hai chiếc răng cửa. Có lần đi uống rượu về, vợ than phiền khiến hắn tự ái trước mặt bạn bè, thế là hắn đùng đùng đòi treo cổ vợ. Sau khi cột sợi dây 2m lên băng kèo, Lê Lam kéo vợ đòi thắt cổ. Cô vợ gào thét cố vùng vẫy thoát thân, thì hắn càng kéo vào đánh đập túi bụi. Nhà cha mẹ vợ cách đó không xa, 3 đứa em vợ và cha mẹ vợ đứng đó chỉ biết khóc mà không thể làm gì. Khi kéo choàng được sợi dây vào người vợ thì dân trong làng đánh liều nhảy vào khóa tay hắn, đưa đi chỗ khác. Mỗi khi Lê Lam ra đường, người ta đều xa lánh như thấy hủi. Nói đúng hơn, làng xóm không chịu thừa nhận một kẻ bất nhân như Lê Lam, biết không còn chỗ ở làng, y quyết định dắt vợ con ngược Tây Nguyên đi “làm ăn” theo phong trào đi vùng kinh tế mới ở quê ngày đó.

Lời khước từ đại ca Năm Cam

Lần đầu tiên cha mẹ thấy đứa con “vô công rồi nghề” dẫn vợ con đi làm ăn, ai nấy mừng khấp khởi, hi vọng thay tính đổi nết, tu chí lương thiện. Nhưng dân làng không tin lắm vào sự hướng thiện của Lê Lam, người ta xem sự ra đi của gã giang hồ là một niềm vui, vì từ đây làng xã yên bình, không còn kẻ quậy phá. Còn bản thân y thì sao? Lê Lam nhớ lại: “Khi dẫn vợ con lên Tây Nguyên tôi cũng chẳng coa quyết tâm gì, thấy dân làng ghét bỏ, vậy là tôi đi mà thôi”. Tại thôn Buôn Chua, xã Buôn Cháy, Buôn Mê Thuột (Đắc Lắc), một kẻ quen ăn xổi ở thì, công việc phát nương làm rẫy, cuốc đất sao mà khó đến thế. Lại sống cảnh rừng núi muỗi mòng, nghèo khó y than vãn nhiều hơn là xắn tay vào làm việc. 3 năm vạ vật siêng ăn nhác làm, cuộc sống khó khăn, trong khi đó mấy đứa đàn em giang hồ ở Bình Dương lại liên lạc, lôi kéo y lại dẫn vợ con xuôi phương Nam, trở lại con đường giang hồ của hơn chục năm trước, thời điểm đó vào năm 2000.

Tại khu vực Sóng Thần (TX. Dĩ An, Bình Dương), Lê Lam nắm giữ trong tay một lực lượng đàn em hùng hậu, bảo kê nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, tiệm mát-xa…và kể cả chặn xe Bắc- Nam “xin” tiền. Vùng hoạt động bao hết các điểm giáp ranh giữa Thủ Đức (TP.HCM), Biên Hòa (Đồng Nai). Những nhà hàng nào không nộp tiền cho Lê Lam, bị y dằn mặt cho phải đóng cữa, hoặc bằng cách này cách khác sẽ phải đóng cửa. Những trận thanh trừng đẫm máu giữa các băng nhóm tranh dành lãnh địa cũng thường xuyên xảy ra liên miên, dân chúng hể nhắc đến băng nhóm Lê Lam ai nấy cũng sỡn da gà. Khiến vùng này luôn trong tình trạng an ninh bất ổn, công an phải liên tục truy quét nhưng bất thành. Cũng từ đây Lê Lam nổi lên thành băng nhóm hùng hậu, soán địa bàn cùng hệ thống giang hồ của đại ca Năm Cam, khiến đại ca Năm Cam cũng phải dè chừng. Vậy là trùm bảo kê Lê Lam lại nằm trong tầm mắt thu phục của đại ca Năm Cam.

Lê Lam phân tích mối quan hệ về bản chất giang hồ của băng nhóm mình và của Lê Lam: “Tuy đều là giang hồ, nhưng băng của tôi và của Năm Cam có hướng và cách làm ăn khác nhau. Trong khi chúng tôi chỉ cướp giật, bảo kê lấy tiền ăn qua ngày, thì băng nhóm của Năm Cam lại tích góp vào kinh doanh. Hơn nữa băng nhóm của chúng tôi không cho phép đổi mạng người lấy tiền bạc, đó là nguyên tắc, trong khi băng của Năm Cam thì ngược lại, bất chấp tất cả. Vậy nên trong nhiều lần chè chén cùng Năm Cam, ông ta có ngõ ý khuyên tôi trở về làm dưới trướng, nhưng tôi đâu có đồng ý”. Cuộc giao kèo của trùm giang hồ Năm Cam với gã đại ca từng sống trại tù quốc tế được tái tái hiện qua lời kể của Lê Lam. Trong một quộc nhậu đại ca Năm cất lời khàn khàn: “Anh coi bộ chú em cũng có chút địa vị trong giới giang hồ. Giờ anh đang gây dựng sự nghiệp, chú mày chưa tính ở đâu thì về quản hộ anh sòng bạc nằm trên quận Tân Bình. Làm việc với anh chú mày sẽ không bao giờ chịu thiệt".

Lê Lam lấy cớ từ chối khéo: "Anh Hai cho em tiền nhậu thì em cảm ơn, chứ giờ em cũng không khoái lắm mấy cái sòng bạc. Em quen nhảy tàu, ăn cướp quen rồi, sợ không gánh vác được tránh nhiệm anh giao phó”. Nhiều lần sau Năm Cam hết lời mời nài, nhưng trước sau một hai Lê Lam không chịu. Biết bản tính Lê Lam qua đám đệ tử từng đồn thổi nên Năm Cam cũng đành thôi. Có lẽ đó là lần duy nhất Lê Lam tỉnh táo biết dừng lại trước bóng đêm tội lỗi, vì ngay những ngày đó Lê Lam đã nhìn thấy phương cách làm ăn của Năm Cam có”vấn đề”. Để sau này hệ thống giang hồ mạng nhện này sụp đổ, trong khi băng nhóm của Lê Lam vẫn an toàn.

Kiếm tiền bằng nghề bất chính, đứng đầu một lực lượng đàn em đông đảo, với Lê Lam, tiền bạc luôn thừa nhưng không hiểu sao, tình cảm con người luôn thiếu. Nhất là khu phố nơi y và vợ con thuê nhà tá túc, hể thấy Lê Lam ai nấy đều khiếp vía, không dám nhìn mặt. Vợ con của y cũng liên lụy rất nhiều vì thân phận giang hồ của y, nhiều lúc một mình qua làn khói thuốc, y thấy trước một tương lai nhãn tiền rằng bị người đời khinh miệt xa lánh. “Lẽ nào cuộc đời làm kiếp giang hồ mãi? Mình sẽ làm đại ca mãi đến hết cuộc đời? Luật giang hồ mạnh thắng, yếu thua, cá lớn nuốt cá bé, rồi sẽ có một ngày thất thế, ai đảm bảo tính mạng, cuộc sống,vợ con mình?”, hàng loạt câu hỏi tự đặt ra, không hiểu sao lần đầu tiên bản thân thấy dờn dợn. Lần đầu tiên gã giang hồ sợ kiếp giang hồ.

Nhân duyên “thiên định” và cuộc lột xác kỳ lạ quay về nẻo thiện

Ngẫm lại quảng đời triền miên tội lỗi của mình, Lê Lam đã sám hối và đoạn tuyêt quá khứ, quy y phật pháp. Quyết định làm lại cuộc đời từ con số o với công việc từ thiện. Đó là cách anh tìm lại chữ tâm sau bao năm đánh mất, đó cũng là cách Lê Lam trả lại những năm tháng “nợ” đời.

Khi giang hồ biết… sợ

Như đã nói ở kỳ trước, đứng trên đỉnh cao quyền lực của giới giang hồ, lần đầu tiên Lê Lam quay đầu nhìn lại những gì đã qua, những câu hỏi tự đặt ra rồi không thể có câu trả lời, cùng những đoán định về một viễn cảnh không mấy tốt đẹp nhãn tiền. Lần đầu tiên trong lòng y thấy dờn dợn, nói đúng hơn, lần đầu tiên một kẻ ngang dọc biết sợ chính mình. Lê Lam thường gây chuyện, khiến khu phố Đồng An, (TX Dĩ An, Bình Dương), nơi y thuê trọ ai nấy đều chán ngán. Khi anh ta xuất hiện, người người tìm cách xa lánh. Vẫn là đại ca trong giới giang hồ, nhưng giờ đây sao gã thấy mình lạc lõng, một cảm giác bị miệt thị và gạt ra ngoài xã hội. Chán nản Lê Lam sinh rượu chè, hút ma túy, gây sự.

Thế rồi, trong hoàn cảnh bi đát đó đó Lê Lam gặp ông Trường, tuổi đáng bậc cha chú, là đồng hương tốt bụng theo đạo Phật, cũng là hàng xóm thân cận nhất của Lê Lam. Nghe tiếng Lê Lam một tên tội phạm khét tiếng miền biển Quảng Trị từ lâu, với con mắt “gạn đục khơi trong” của mình, qua một vài lần tiếp xúc, ông hiểu rằng ẩn sau con người tội lỗi của Lê Lam là một bản chất lương thiện. Rồi một ngày ông đến gặp Lê Lam và nói: “Cháu không hẳn là người xấu, hơn nữa tôi biết cháu có tài. Có điều cháu không dùng tài để làm việc tốt, không dùng tính thiện để giúp người”. Lần đầu tiên được nghe một người trò chuyện với mình bằng thái độ ôn tồn vỗ về, điều đó khiến Lê Lam phải bối rối suy nghĩ.

Ông Trường thường sang nhà Lê Lam chơi, khó khăn ông giúp, túng thiếu ông cho tiền, đói ông đi mua cho ăn, cần tâm sự ông nghe, điều chưa tỏ ông giảng giải. Ông sống bằng cái tâm nhiệt thành với Lê Lam. Những câu chuyện về đạo lý, về nhân quả thế gian, về kiếp con người… được ông truyền giảng ngay trong những lần trò chuyện. Lần đầu nghe bỏ qua tai, lần 2 nghe suy nghĩ, rồi những lần sau Lê Lam thấy thẩm thấu vào lương tri, liên hệ với bản thân mình thấy sao mà đúng đến thế. Lê Lam dần thấy cảm động trước con người bình dị mà cao cả ấy, những câu chuyện của người hàng xóm đáng kính làm Lê Lam ngộ ra rất nhiều điều. Anh nhận ra sai lầm trong quá khứ, bản thân đã gây không biết tai ương cho xã hội, bao oan trái cho người khác, phá tan bao hạnh phúc gia đình. Hơn 40 tuổi đầu, người ta đã công thành danh toại, còn bản thân Lê Lam như “cuốn nhật ký” dày cộm những tội lỗi. Với cha mẹ thì bất hiếu, với anh em thất nghĩa, với người đời bất nhân, với vợ con vô trách nhiệm. Một gã mạt hạng không hơn không kém. Chưa bao giờ y cảm thấy căm ghét con người mình như lúc này. Nhưng đó là may cho y, khi đã thấy ghét bản thân nghĩa là người ta đã biết yêu thương mình.

Lê Lam vò trán dằn vặt: “Sự nghiệp giang hồ có thể theo đuổi được cả đời sao? Đàn em rồi sẽ có ngày nó bỏ đi, tuổi già sẽ ập đến, người oán sẽ tìm đến trả thù, người thân chán nản mà xa lánh. Gieo oán gặt họa, đó là quy luật đất trời”. Gã giang hồ tội lỗi lần đầu tiên sực tỉnh trong sự hoang mang và hối hận. Y thèm được quay đầu làm người lương thiện. Nhưng gã thoạt băn khoăn : “Liệu người đời có chấp nhận một Lê Lam tội lỗi khi quay đầu hay không?”. Trong lúc phân vân thì bác Trường hàng xóm đến vỗ vai động viên: “ Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại, vấn đề là bản thân cháu có chịu quay đầu hay không. Con người sinh ra vốn thiện căn, sẫy chân sa ngã là do hoàn cảnh”. Như người tuyệt vọng tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm, Lê Lam nhìn bác với ánh mắt tôn kính: “Đúng! Chẳng có gì là muộn cả, phải làm lại cuộc đời thôi”.

Cuộc chiến “chia tay” nàng tiên nâu

Là đại ca giang hồ, nhưng Lê Lam luôn là người nói đi đôi với làm. Suy nghĩ “nát đầu”, rồi một ngày gã dõng dạc đứng trước vợ con tuyên bố: “Từ nay tôi sẽ đoạn tuyệt kiếp giang hồ, rũ bỏ hết tội lỗi, quay đầu làm người lương thiện”. Nghe tuyên bố của chồng, người vợ khốn khổ như lạc tai, òa khóc trong niềm hi vọng về sự đổi thay của người chồng tội lỗi. Cái tin Lê Lam đoạn tuyệt kiếp giang hồ làm người ta sững sốt. Người bỉu môi: “Lê Lam đi làm người lương thiện ư?, Có tin được không?”, người thẳng thừng mạt sát: “Loại tán tận lương tâm như Lê Lam mà còn có thể quay đầu được chăng?”. Nhưng khối người hi vọng: “Có thể lắm chứ, một tên giang hồ nghĩa hiệp như Lê Lam chưa hẳn đã mất đức”. Nhưng điều sững sốt nhất là khi những người trong gia Lê Lam ở quê hay tin. Người cha già của Lê Lam ngoài quê rưng rưng lệ điện vào nhắn nhủ: “Đó là niềm mong mỏi cuối đời của cha”. Còn họ hàng ai cũng bất ngờ đến nỗi, đích thân đón xe vào tận Bình Dương xác minh thông tin, mới hay là đúng thật.

Nhưng giữa nói và làm là một khoảng cách, nhất là Lê Lam hiện là một người đang mắc nghiện ma túy nặng. Y bước sâu vào con đường tội lỗi cũng vì nó, những năm xuân xanh trôi qua trong song sắt xét cho cùng cũng do cái giá đắt mà ma túy gây ra. Lê Lam nghĩ: “Một khi còn sống chung với ma túy, bản thân còn phải mang tội. Nếu như ngày trước ở trại giáo dưỡng vì dây ma túy mà vấp ngã, thì nay cũng vì ma túy mà phải đoạn tuyệt, ngã ở đâu đứng dậy ở đó”.

Và, Lê Lam lên kế hoạch cai. Căn trọ thuê của gia đình, được vợ chừa lại một gác nhỏ làm nơi tự cai nghiện. Căn gác trống, không có cửa, ở đó để một chiếc chiếu, một cuốn kinh phật, một chỗi hạt cườm. Lê Lam quyết định dùng tư tưởng của Phật giáo để bài trừ ma túy. Cách làm mà chắc có lẽ từ trước đến nay chỉ có gã chọn. Vì như anh nói: “Nếu cái tâm si (yêu, thích) làm người ta thu nạp ma túy, thì nay cũng phải lấy cái tâm sân (ghét, giận) để đẩy, bài trừ nó đi”, một chiêm nghiệm rất đúng và trúng. Muốn dứt khỏi “con ma túy” thì cần phải đối diện, nhìn thẳng và phải hành động.

Ngày qua ngày trong căn gác nhỏ Lê Lam ngồi chắp tay, nhắm mắt thiền, khi đói ăn chay, lúc lên cơn nghiện mở khinh tụng, quán tưởng về những gì đức Phật dạy, lúc đó cơn nghiện sẽ tan đi. Anh kể: “Có những lúc lên cơn phì bọt mép, thân như bị xô ngã. Nhưng đã ngã là thất bại, tôi không cho phép xảy ra điều đó”. Điều thú vị nhất mà Lê lam chiêm nghiệm được trong quá trình tự cai nghiện là, lấy cái tâm Phật làm điểm tựa: “Khi nào lên cơn nghiện tôi lại nhớ tới đức Phật, người cai mà ma túy mà không có “điểm tựa” thì coi như thất bại”.

Trả nợ cuộc đời

Sau hơn 1 năm “vật lộn” với “nàng tiên nâu” (ma túy), cuối cùng Lê Lam cũng đoạn tuyệt hẳn. Cuốn kinh Phật Lê Lam đã đọc hết, tư tưởng cơ bản của đạo Phật thấm nhuần khi nào không hay. Không những thế, anh ngộ ra, và hiểu rất nhiều điều về nhân-tình-thế-thái. Không còn lý do gì để Lê Lam chối bỏ đạo Phật. Ngày 23/1/2005, anh chính thức được quy y tại Chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn, TP.HCM), lấy Pháp danh Tịnh Long. Từ nay Lê Lam có thêm cái tên nhà Phật, cuộc đời chính thức sang trang, anh quyết định dốc toàn lực đi làm từ thiện. Tin Lê Lam theo đạo phật, vang đi khắp nơi, căn nhà của Lê Lam liên tục đón tiếp bạn bè bốn phương đến thăm hỏi.

Phải rất nhiều ngày liên tục gọi điện hẹn, tôi mới may mắn gặp được Lê Lam, vì anh luôn luôn bận bịu với công việc từ thiện. Người ta bảo, gần 10 năm đoạn tuyệt kiếp giang hồ đi làm từ thiện, Lê Lam vẫn nhiệt tình như thế. Sống hết mình, dốc tận tâm, giúp đỡ bất cứ ai khốn khó mà không một chút toan tính.

Hơn 200 chuyến từ thiện từ trại trẻ mồ côi ở Bình Thuận đến mãi những buôn nghèo ở miền Tây tỉnh Đắc Lắc. Từ miền địa đầu Lào Cai đến cực Nam mũi Cà Mau tổ quốc, đã in dấu chân Tịnh Long trong 10 năm qua. Anh suy tính gấp, nói gấp và làm gấp, như thể lo thời gian vuột mất, như sợ kiếp này không kịp trả hết nợ cho cuộc đời. Giờ đây, những tháng ngày u tối đã qua, sau những gì làm được, anh thấy cái tâm thanh thản đến lạ, lạc quan và yêu đời. Nay nhắc đến Tịnh Long người ta biết anh với tư cách là nhà từ thiện nhiệt huyết. Còn Lê Lam, cái tên từng gây bao sóng gió cho xã hội, giờ đây chỉ còn là quá vãng của một thời lầm lỗi.

Gã giang hồ nghĩa hiệp gác kiếm quay đầu làm từ thiện

Hơn 10 năm gác kiếm, hàng trăm chuyến từ thiện, bước chân Lê Lam đã chạm đến khắp mọi miền cả nước. Nơi nào có người nghèo, khổ đau, bất hạnh Lê Lam tìm đến. Anh khóc khi người ta đau, anh vui khi thấy người ta hạnh phúc. Thay vì nói, anh bắt tay vào hành động, làm một cách nhiệt huyết, bằng cái tâm nhân văn, không chỉ kịp thời mà còn đúng và trúng. Những trường hợp được Lê Lam kêu gọi giúp đỡ đều đã thoát khỏi vũng bùn khốn khó, tìm thấy hi vọng mới trong cuộc đời.

“Lục Vân Tiên” giúp người qua đường

Những câu chuyện về quảng đời giang hồ Lê Lam như trang tiểu thuyết đầy rẫy những bước ngoặt, khi lên voi xuống chó, lúc chìm khi nổi luôn khêu gợi bản năng ưa khám phá của tôi. Phải công nhận Lê Lam là một trường hợp giang hồ hoàn lương kỳ lạ mà tôi từng gặp. Kỳ lạ bởi, đoạn đời nào anh cũng làm nên tiểu thiết. Tôi gọi vui cuộc đời Lam Lam là một cuốn tiểu thuyết chia đôi. Phần đầu là ngày tháng u tối, còn phần sau là mmnhững ngày tươi sáng, nửa đầu là đoạn đời lang bạt, nửa sau là bến đổ hạnh phúc.Nghe, anh cười gật gật, anh bảo, bây giờ rất thanh thản vói những trang cuối của của “bộ tiểu thuyết” cuộc đời mình. Giờ không còn là kẻ giang hồ tội lỗi, anh dám thẳng thừng đối diện với những gì đã qua, tự phanh phui tất cả để từ đó sửa chửa, rút kinh nghiệm. Và anh đã và đang dốc hết sức để “viết” nốt phần “tiểu thuyết” còn lại. Thế nhưng, bảo anh kể lại những gì bản thân đã giúp đỡ người khác, trong hàng chục năm từ thiện, anh cứ chối quây quẩy. Anh bảo rằng tất cả chưa bằng một góc những sai lầm mà cuộc đời giang hồ của anh đã gây ra. Tôi phải nằng nặc mãi, anh mới chịu gật đầu, nhưng trước sau như một anh chỉ kể những câu chuyện giúp người mà anh thấy tâm đắc nhất. Những câu chuyện gã giang hồ làm việc thiện, cũng đậm chất hào hiệp, khác người.

Đó là trường hợp anh cứu một cô gái Nguyễn Thị Mỹ Linh (16 tuổi, Nha Trang) khỏi động mại dâm, trở lại với đời, một câu chuyện đậm chất tiểu thuyết chỉ có ở trong phim kiếm hiệp. Vào cuối năm 2010, đang đi trên đường đoạn qua chợ Lái Thiêu (Thuận An, Bình Dương), Lê Lam bất ngờ gặp một đám đông đang vây kín mặt đường, xe cộ ùn tắc. Dừng xe bên vệ đường, Lê Lam đến vạch đám đông xem sự tình. Trước mắt là một cô gái trẻ đang thút tít khóc, vây quanh là một đám bặm trợn đang xỉ vả, đánh đập. Một tên hùng hổ đe dọa: “Mày mà không trả tiền cho bọn tao thì đừng có mơ có con đường sống”, kẻ khác sẵn tay nắm tóc dúi đầu cô bé xuống nền đường nhục mạ. Trước những thân hình hộ pháp kia, cô gái sợ, hết lời khóc lóc van xin, thế nhưng đám người này vẫn không hạ giọng. Kinh ghiệm trải đời cho Lê Lam biết rằng, đây là một cuộc xiết nợ mà nạn nhân chính là cô gái. Không để đám người kia tiếp tục vung tay múa chân nữa. Trong khi một kẻ đị dơ tay định tát cô gái, thì Lê Lam lao ngay vào chụp lấy, cương giọng: “Này, bọn mày làm gì đấy?”, đám người dừng tay: “Mày là ai mà dám xí vào chuyện của bọn tao?”. Lê Lam tiếp lời: “Bọn bay chẳng cần biết tao là ai, tóm lại là cô gái làm gì sai?”, một tên trả lời: “Nó vay chủ nhà bọn tao 4,5 triệu, lâu rồi mà vẫn không chụi trả”. Không nhiều lời, Lê Lam móc ví, lấy ra cọc tiền đưa và cương giọng nói như tuyên bố: “Đây, chúng bay cầm lấy, và nhớ rằng, thằng nào còn đụng lại một sợi tóc cô gái thì đừng trách tao”. Nhận được tiền, lại gặp một kẻ “rắn” như Lê Lam, không đứa nào dám ho he, một người ở đám đông rẻ bước vào gé tai một tên bặm trợn nói gì, thế rồi cả bọn nhìn nhau gật đầu rút lui. Sau này, người dân cho biết, kẻ đến nói nhỏ kia là người nhận ra Lê Lam, một giang hồ ẩn danh từng chọc trời khuấy nước ở khắp Bình Dương. Sau câu chuyện “gặp bất bình chẳng tha”, Lê Lam tiếp tục lần tìm về quê của cô để xác minh hoàn cảnh cô gái. Anh đã sững người khi biết rằng cô gái đang tận cùng của nỗi bất hạnh. Câu chuyện của cô bé Nguyễn Thị Mỹ Linh được Lê Lam kể gọn thế này. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở làng quê Nha Trang. Cả cha và mẹ cô bé mất sớm, 4 anh chị em Linh côi cút, chị đi lấy chồng, hai anh trai lao vào buôn bán ma túy phải vào tù, 12 tuổi cô bé không còn ai nương tựa, phải giả biệt quê hương lang thang xứ người làm thuê. Bước đường mưu sinh đưa chân Linh vào mảnh đất Bình Dương khi cô tròn 16 tuổi. Cô đã phải làm nhân viên trong các quán bia, quán nhậu, làm thứ mua vui cho cánh bợm, nhậu, dân thừa tiền. Cô phải vay nợ vạ vật qua ngày, không có trả bị trù dập, đúng lúc đó thì Lê Lam xuất hiện, kéo cuộc đời cô từ bóng tối ra ánh sáng, đem niềm tin và hi vọng mới cho cô bé. Không những thế, để cô gái có một tương lai, Lê Lam đã bớt chút tiền bạc của vợ, trực tiếp đi vận động những tấm lòng hão tâm khắp nơi ủng hộ về giúp cô bé. Được giúp đỡ Mỹ Linh đã lấy lại niềm tin, từ đó đoạn tuyệt hoàn toàn kiếp sống buông thả. Nay cô đã có một người chồng siêng năng và một mái ấm hạnh phúc tại Núi Cấm (An Giang). Nay cô gái vẫn thường xuyên đến thăm Lê Lam, và coi đó là người mở cánh cửa hi vọng cuộc đời cô.

Câu chuyện Lê Lam cứu một gia đình tận cùng của bất hạnh ở Đồng Nai, đến nay vẫn làm xúc động trái tim bao người. Câu chuyện này Lê Lam được chính quyền sở tại hoan nghênh, cảm ơn rất nhiều. Trong một lần cùng đoàn đi trao quà từ thiện cho người nghèo ở Vũng Tàu về qua QL.51, đoạn huyện Long Thành (Đồng Nai), đang nghỉ ngơi thì tình cờ có người điện đến báo: “Trường hợp tận cùng đau khổ này chỉ có Lê Lam mới giúp đỡ được, mong anh đến sớm”. Cho đoàn về trước, Lê Lam cùng một người trong đoàn lập tức mang máy quay                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                him lần ngay địa chỉ trên. Khi bước chân vào nhà, anh đã rụng rời chân tay khi nhan nhãn người điên, bệnh tật đang nằm la liệt trước mắt. 2 người già bị xích vào chân dười, người thì đứng nhảy múa, kẻ thì mắt mày trợn ngược, tất cả đều cười nói trong vô thức, riêng ở trên tấm ván kê sơ sài có một người đàn ông trẻ đang nằm thì bất động, mình mẫy lở loét, cô gái ngồi lâu mới thấy một cô gái trẻ mồ môi lấm tấm, mặt mũi nhem nhuốc vừa đi về với bao ve chai. Hỏi ra mới biết,người phụ nữ trẻ này là người còn tỉnh duy nhất trong nhà. Cô là vợ của người đàn ông nằm trên ván chờ chết, hiện cô phải đi nhặt ve chai để nuôi sống 5 người vừa bệnh, vừa điên trong gia đình mà bát cháo cũng không thể đủ ăn. Hỏi chuyện mới biết, cái số bất hạnh đẩy cô vào tận cùng đáy vực khổ đau. Cô ở mãi tận miệt sông nước Cần Thơ, chồng cô lái xe ô tô, trong một lần anh đi lái xe thì gặp cô ngay tại Cần Thơ, hai người sớm bén duyên và hẹn thề kết duyên. Tuy nhiên, trong câu chuyện yêu đương, vì tự ti về gia đình nên chàng trai không dám kể về hoàn cảnh gia đình. Trong lần cô gái lên Vũng Tàu nghỉ mát thì có lần theo địa chỉ ghé vào nhà chàng trai chơi. Cô gái rụng rời khi biết nhà chồng tương lai có đến 4 người điên. Nhưng đã trót hứa hẹn, cuối cùng cô vẫn chấp nhận thực tại, trở về làm dâu trong ngôi nhà điên đó, bất hạnh đến với cô khi người chồng đi lái xe tai nạn bặt tăm 24 ngày, khi tìm được thì chồng cô chỉ còn cầm hơi yếu ớt, không lâu sau đó đã qua đời. Không thể chậm hơn, Lê Lam dựng máy quay, làm ngay ký sự tại hiện trường. Khi cuốn phim “Nước mắt phận làm dâu” kể về cuộc đời cô gái được phát tán, đã đánh động bao trái tim nhân ái, chỉ trong thời gian ngắn cô gái được động viên hỏi thăm, giúp đỡ từ khắp nơi. Cuộc đời cô gái chính thức sang trang, hiện nay đã trở nên khá dã và coi Lê Lam như người cho cô niềm hi vọng cuộc đời. Đó là 2 trong số hàng trăm câu chuyện từ thiện của Lê Lam hơn chục năm qua, được xã hội ghi nhận. Thế nhưng anh chỉ nhận rằng, mình là chiếc cầu nối để mang lòng tốt của mọi người đến san sẻ với người bất hạnh, khổ đau mà thôi.

Kiểu từ thiện mang thương hiệu Le Lam

Người ta cho rằng, làm giang hồ, Lê Lam cũng là một đại ca “không đụng hàng” thì khi làm từ thiện anh cũng tạo cho mình một cách làm không giống ai cũng chẳng sai. Điều đáng nói là phương cách từ thiện của anh rất hiệu quả. Ban đầu anh cất công lặn lội đi tìm những thân phận bất hạnh, rồi xác minh, điều tra kỹ lưỡng, thẩm định thông tin từ chính quyền. Khi nào chính xác thông tin anh mới trở về chuẩn bị làm một bộ phim ngắn do bản thân tự quay, tự giàn dựng, đọc lời bình. Sau đó về in sao ra hàng loạt đĩa và phân đi khắp nơi động viên, kêu gọi lòng hão tâm của mọi người. Điều đáng nói là Lê Lam đề luôn địa chỉ người cần giúp đỡ để được hỗ trợ trực tiếp, tuyệt đối không bao giờ anh nhận dán tiếp qua tay. Trường hợp bất khả kháng anh sẽ quay phim, ghi hình có nhân chứng và công bố công khia rõ ràng minh bạch để mọi người được biết. Đó cũng là lý do vì sao từ hơn 10 năm bắt tay làm từ thiện, anh chưa bao giờ mang điều tiếng, ngược lại giữ trọn niềm tien của mọi người trong và ngoài nước. Những thước phim do Lê Lam tự quay, chân thực đến từng chi tiết của thực tại, đã làm rơi nước mắt không biết bao nhiêu người. Vì thế một khi Lê Lam đã vận động giúp đỡ thì nhân vật đó coi như đã tìm được hi vọng của cuộc đời. Trong khi những giòng về “cuộc đời hoàn lương như cổ tích của giang hồ Lê Lam” đang về đoạn cuối thì anh khoe với tôi, trang webside mang tên Lelamtinhlong.com (Lê Lam-Tịnh Long) gép từ hai nửa cuộc đời của anh đang chạy thử nghiệm được một người bạn mến mộ thiết kế cho. Anh bảo, chỉ mới thông tin sơ lược nhưng đã có hàng ngàn lượt truy cập, trong đó có cả độc giả trong và ngoài nước. Anh cười mãn nguyện: “Với trang webside này hi vọng công việc từ thiện sẽ càng thêm hiệu quả, nhất là rút ngắn được khoảng cách tấm lòng hảo tâm bốn phương đến với những mảnh đời cần giúp đỡ.

Nhà báo Kỳ Anh

GIỚI THIỆU

Là một trùm giang hồ khét tiếng, Lê Lam (biệt danh là Lãng Tử Lê Lam, bạn ngang hàng cùng đại ca Năm Cam, SN: 1960, Quảng Trị) đã không biết bao lần vào tù ra tội, từng vượt biên bằng thuyền đánh cá ở Biển Đông với giấc mơ làm giang hồ đất ngoại. Hơn 20 năm trong tù, 25 năm nghiện ma túy, gây bao nhiêu tai ương cho xã hội. Nhưng khi có cơ hội làm lại cuộc đời, anh đã đoạn tuyệt đoạn đời tội lỗi, quay đầu trở thành một nhà từ thiện nhiệt huyết, với những việc thiện tâm. Sau bao năm âm thầm “mai danh ẩn tích”, lần đầu tiên tác giả được tiếp xúc và dựng lại cuộc đời đầy trắc trở và sự hoàn lương cổ tích của ông.

Tuổi thơ vô thừ nhận dẫn lối đưa chân đứa trẻ vào con đường giang hồ nhí

Lê Lam kể, tuổi thơ của của mình là chuỗi tháng ngày vô giáo dục, không được đến trường. Một đứa trẻ lì lợm và ương ngạnh, tự ý làm những gì mà mình thích. Ngày đó Lê Lam đã gây ra bao nhiêu điều phiền phức cho gia đình, xóm làng. Cả làng chài nghèo thôn Tham khê, cát phỏng bàn chân lúc đó mỗi khi nhắc đến thằng bé Lê Lam, đầu thôn cuối ấp ai cũng lắc đầu ngán ngẫm.

Con ngựa bất kham

Lê Lam có biệt danh giang hồ thường gọi là Lãng Tử Lê Lam (SN: 1960), sinh ở thôn Thông Khê, một trong những làng nghề chài lưới nghèo nhất của huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Gia đình Lam nghèo, cái đói cào ruột gan những năm tháng tuổi thơ bây giờ vẫn còn ám ảnh trong tâm trí mỗi khi hoài niệm. Nhà 4 anh chị em, so với những gia đình trong làng bấy giờ, nhà Lam thuộc dạng ít người, nhưng chẳng bao giờ đủ ăn. Mấy anh em Lam cũng chưa bao giờ biết đến một bữa no. Nên cái chữ với Lam là gì đó xa vời. Ngồi lớp chưa tỏ chữ, những cơn đói riệu rạo như thúc dạ dày, bắt anh em Lam phải nghỉ học mưu sinh.

Lê Lam là con thứ 2 trong nhà, bản tính gan dạ, cứng cỏi nên mọi việc lớn nhỏ cậu thường phải gánh như con trưởng. Cha mẹ quanh năm bám biển quần quật với nghề chài lưới, ở nhà Lam xin đi chăn bò thuê cho những nhà giàu trong xã. Chính những năm tháng lam lũ này, Lê Lam bắt đầu bộc lộ bản tính nghịch ngợm, ương ngạnh và lì lợm của mình.

Lê Lam tuy dáng nhỏ con nhưng trời phú cho bản lĩnh “thép”, lanh lẹ, không biết sợ ai. Trong những cuộc đánh nhau với đám cùng tuổi trong làng, Lam luôn dành phần thắng.Thậm chí những đứa hơn tuổi cũng bị Lam đánh cho toe toét máu mũi. Hể nghe cái tên Lê Lam trong hội chăn bò thuê ở làng Thông Khê, thì đứa nào đứa nấy đều phải e dè, tránh xa. Mỗi lần được tôn sùng, hắn lại vênh váo đắc thắng, đi đến đâu vỗ ngực ra oai.

Không những thế, cậu ta làm bất cứ điều gì nếu trong đầu nghĩ, không cần biết đến hậu quả. Khi đói khát, thèm thuồng, Lam bắt đầu tụ tập bạn bè đi đào trộm những thứ người ta trồng được ngoài đồng. Ruộng khoai nào vừa nhú củ nhóm của Lam bươi ngang, nương sắn sắp đến ngày thu hoạch, Lam cùng nhóm bạn đào cho bay gốc, không ăn được thì phá hoại chơi. Đêm về cậu ta lại cùng đám bạn choai choai tụ tập uống rượu. Không có mồi nhắm thì bàn nhau trèo tường, chui rào trộm gà, vịt. Nhiều nhà trước khi đi ngủ soát chuồng đầy đủ, sáng ra chỉ còn cửa trống không. Có gia đình nuôi được đàn gà sắp đến ngày bán, Lê Lam cũng bàn hóm tóm cổ bắt hết, mất của khiến bao gia đình khóc đứng khóc ngồi. Thấy vậy, nhưng thay vì hối hận thì chúng lại lấy làm hay và đắc ý. “Ăn trộm quen tay, ăn mày quen chân”, đã lén lút một lần thì sẽ có lần hai, lần ba, lấy được cái nhỏ ắt sẽ “thó” luôn cái to, cái ít giá trị đến thứ nhiều giá trị. Thói đời của kẻ ăn trộm là vậy.

Trong làng lúc đó mất cắp nhiều, biết “tác giả” là nhóm của Lê Lam đó, nhưng dù cảnh giác bao nhiêu, Lam cũng tìm cách “đạo” được. Người ta trông chừng đầu hôm, đến nửa đêm Lê Lam “hành sự”. Nếu chốt cửa trước, chúng đột nhập cửa sau. Trời nắng không trộm được, thì đợi đến đêm mưa. Lê Lam và đám bạn đã nhắm vào nhà ai thì nhà đó trước sau gì cũng phải mất của. Ban đầu trộm con gà, sau đến cái xong, cái chậu. Trước tìm mồi nhậu, sau đi bán kiếm tiền mua thuốc hút, tiêu xài…Vì thói hư đốn mà cha mẹ Lê Lam nhiều lần phải mất mặt trước dân làng. Dù răn dạy, khuyên nhủ đủ điều, nhưng người lớn nói cứ nói, ý hắn hắn cứ làm. Người nhà chửi hắn bỏ đi, người ngoài nói trái ý, hắn sẵn sàng cho sứt đầu mẻ trán. Vì vậy, ở cái tuổi thiếu niên, Lê Lam đã là “con ngựa bất kham” chẳng ai khuyên được một lời. Hắn trở thành đối tượng cá biệt, gia đình vô thừa nhận, họ hàng ruồng bỏ, dân làng xa lánh.

Dấn thân vào tội lỗi

Tuy vẫn làm nghề chăn bò thuê, nhưng lúc này trộm cắp với Lê Lam gần như trở thành một cái nghề tay trái, thỏa chí tang bồng của đứa trẻ hư đốn. Nói đến trộm cắp vặt, thì dù trong làng, hay những xóm lân cận, bao giờ cũng có mặt Lê Lam. Không những thế cậu ta luôn là tên đầu sõ chủ mưu, vạch “chiến lược” và chỉ đạo. Tuy nhiên, trước đến nay những vụ “chôm” vặt đổi đôi gói thuốc, một vài chai rượu chỉ là thú vui vặt vãnh. Từ lâu, tham vọng lớn của Lê Lam đó là âm mưu “cất vó” một chuyến thật đậm ngay ở bến thuyền làng mình.

Bến thuyền của làng cách nhà Lê Lam một quảng mấy trăm mét, ngày đi đánh cá về, tối thuyền bè cắm neo, gác lưới đậu xăm xắp. Thuyền nhà ai giàu, nhà nào nghèo, trong khoang có những gì, hắn đều rõ như lòng bàn tay. Tuy nhiên, hắn để ý nhất là những tay lưới, can dầu và đầu máy nổ. Làng chài nghèo, nhà nào có chiếc thuyền đi lưới là đã hiếm, nó như chiếc cần câu cơm, nên phải trông giữ như coi gia phả dòng họ. Vậy nhưng tất cả đều vô nghĩa với ý nghĩ của một thằng đã quyết tâm trộm cắp. Vào một đêm hắn triệu tập đám bạn và rằng: “Lấy được đầu máy, tay lưới và dầu ở bến thuyền thì bộn tiền, xã láng tiêu xài chứ chẳng chơi”. Mối “ăn” thì trước đó hắn đã vào Huế liên hệ, chỉ còn nước “xuống tay” nữa là xong. Sau vài lời trưng cầu ý kiến, cả bọn gật đầu đồng ý.

Đêm đó, làng chài yên bình chìm sâu trong giấc ngủ, Lê Lam và cả bọn quyết định hành động. Trời khuya, không một tiếng chó động, đâu đó chỉ có tiếng dế re ré gọi bạn, đàn chuột rúc rích ghẹo nhau lộc cộc trên ván gỗ mạn thuyền. Dưới ánh chiếu mờ của đèn dầu chong trộm, chỉ thấy mặt biển loang loáng kèm tiếng động đục nhẹ, đó là tiếng bước chân người. Trong bóng đêm đặc quạnh, một đám choai choai lầm lũi sục sạo. Chúng trồi lên thụp xuống nhẹ nhàng, bằng những cử chỉ ra hiệu. Một đầu máy bị tháo khuân lên bờ, đến chiếc thứ hai, thứ ba và nhiều đầu máy ghe thuyền khác nữa. Tiếp đến là những can dầu Diesl lần lượt được kéo lềnh bềnh mặt biển, cuối cùng là những tay lưới dã cào (một loại lưới dân miền Trung đánh bắt cá gần bờ).

Mọi thứ diễn ra êm như nhung. Sáng mai, cả làng chài rung động với cái tin đêm qua bị trộm đột nhập, tổng số hai mươi đầu máy bị mất, tất cả dầu trong máy và dầu trử sẵn bị lấy đi, nhiều tay lưới mới cũ bị tháo không một dấu vết. Chỉ biết rằng sau đêm đó, Lê Lam bặt tăm không ai hay. Bị mất “cần câu cơm”, có gia đình khóc ròng rã mấy ngày, không phương tiện ra khơi, cả tháng trời nhịn đói. Có thể nói, đây là sự kiện “động trời” ở chốn làng chài mà quanh năm không một nhà thèm cửa đóng then cài này. Trộm trót lọt, chính tay Lê Lam lặn lội vận chuyển hàng vào Huế tiêu thụ. Có tiền chia chác, cả bọn lại ăn xài thỏa thê, đứa nào cũng phấn chấn chuẩn bị cho những phi vụ tiếp theo.

Sau vụ đó, sự gian manh phát triển hơn một bước, thói quen trộm cắp hình thành trong Lê Lam như một bản tính không thể bỏ được. Khi túng thiếu hay thèm thuồng cái gì, y như rằng hắn lại đi trộm. Đêm năm 30 tết năm đó, nhà nhà chuẩn bị lễ cúng, riêng bếp nhà Lê Lam chẳng có nổi cân thịt, đói khát hắn lại cùng đám bạn đi trộm. Sau nhiều vòng rảo bước lùng sục, thì dừng bước trước một nhà đang chuẩn bị lễ cúng thiên (ở Quảng Trị có tục cúng ngoài trời). Một cái đầu heo lớn được bưng ra ngoài bàn thờ thiên, thấy cảnh tượng đó, hắn và đám bạn thấy trong bụng cồn cào, cả bọn nín thở tiến lại gần, không một chút tiếng động. Khi chủ nhà đang lúi cúi chuẩn bị hương khói, hắn nhón chân nhanh tay bưng luôn cả mâm, cùng đồng bọn chuồn thẳng. Khi quay lại, chủ nhà sững người ú ớ, không hiều chuyện gì xảy ra. Tan chầu nhậu thỏa thê cũng là lúc công an xả ập đến bắt cả bọn. Sau tra khảo, hắn phải khai luôn vụ trộm cắp đầu máy trong làng lần trước. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cả nhóm ra tòa. Nhưng rất may cho hắn, trong khi mấy đứa bạn lớn tuổi phải đi tù, thì riêng hắn được vào Trại giáo dưỡng ở Hòa Vang (Đà Nẵng) để phục hồi nhân phẩm, với thời gian 3 năm.

Lần đầu tiên dính án, cha mẹ hắn khóc hết nước mắt, còn dân làng thở phào nhẹ nhõm. Nhưng thực ra như thế có khi gia đình hắn còn vui hơn là buồn, vì ai cũng hi vọng rằng, với chừng ấy thời gian trong trại “thằng Lam hư đốn” sẽ được giáo dục thành người lương thiện.

Đầu quân băng “ăn sương” Đà thành và ngày tháng đại náo bên ray tàu

 

Ở trại giáo dưỡng Hòa Vang (Đà Nẵng) trong thời gian 3 năm. Nhưng thay vì tiếp thu những bài học đạo đức làm người, Lê Lam lại nạp vào đầu các mánh khóe như: móc túi, bẻ khóa, tráo va ly, học võ đánh người... đồng thời kết giao với đám giang hồ bất hão. Để rồi ngày ra tù, hắn dong tay đầu quân cho một băng nhóm giang hồ khét tiếng chuyên nhảy tàu ở Đà Nẵng lúc đó, do Sơn Nam làm đại ca.

                                                                                     

Đi giáo dưỡng “học”… giang hồ

Trại giáo dưỡng Hòa Vang vào những năm 1978- 1979 là một trung tâm giáo huấn nổi tiếng. Lúc đó, cả nước chỉ có 3 trung tâm tương ứng ở Bắc- Trung- Nam, thì Trại Hòa Vang là nơi quy tụ những trẻ hư, hoặc tội phạm chưa đến tuổi trách nhiệm hình sự toàn miền Trung- Tây Nguyên. Vào trại, Lê Lam sớm “bắt nhịp” với lề lối sinh hoạt mới, chẳng mấy chốc mà hắn làm quen với đám bạn tứ tán, kể cả những cán bộ quản giáo. Y tỏ ra là một kẻ cứng đầu, gan lỳ, quyết đoán, đã nói là làm, chẳng biết sợ ai. Chỉ một thời gian ngắn, cả trại không ai còn lạ gì cái tên Lê Lam với giọng khàn đục, đậm miền nắng gió vùng biển Quảng Trị. Với anh ta người tốt, kẻ xấu đều có thể là bạn. Tuy nhiên, hắn chỉ thân nhất với những tên có máu mặt ở trại mà thôi.

 

Đã bước chân vào trại Hòa Vang, phần lớn là những cậu ấm, cô chiêu được cưng chiều hư đốn, hoặc đám trẻ nhà giàu ăn chơi hư hỏng. Riêng Lê Lam thì nghèo, thời gian đi ở trại, đến tiền tàu xe từ Quảng Trị vào Đà Nẵng lúc đó có mấy nghìn (giá trị tiền thời đó) mà mấy năm trời mẹ già anh không có, lấy gì quà bánh bồi dưỡng. Trong trại bao giờ cũng có người lớn kẻ bé, người lính đứa đại ca. Lê Lam thì thân cận với những đại ca, hơn nữa, hắn lỳ và có võ, nên không thể là đứa “thấp cổ bé họng”. Mọi thứ quà cáp mà thân nhân con em trong trại gửi vào thăm nom, y bàn với các đại ca đến dằn mặt, đe dọa, không cho thì đánh đập để cướp, trong cơn đói và thèm, hắn tự “mưu sinh” bằng phương cách trắng trợn như vậy. Tuy nhiên, y khác hẳn đám cùng trang lứa là biết chỗ nào nên dừng, lựa thế mà bước, nên trong trại mặc dù là đối tượng đầu sõ nhưng chẳng bao giờ y là đối tượng bị quản giáo để mắt cả.

 

Vậy là từ đứa đói rách, nhưng biết “chọn bạn mà chơi”, Lê Lam bỗng trở thành kẻ no đủ, thậm chí cuộc sống rất thỏa mái. Trong trại y cũng tập tành ăn chơi, hắn bắt đầu dính nghiện. Lê Lam bảo, cái tật đó như định mệnh, bẻ quặt cuộc đời của một thanh niên choai con vào bóng tối lúc đó. Lê Lam kể, đó là một ngày đang ngồi không, đột nhiên bạn hắn đến vỗ vai và đưa một điếu thuốc: “Thử làm tí cho đời lên tiên”. Nghĩ là thuốc lá, không đắn đo, anh ta châm lửa rít. Lần thứ hai hắn tiếp tục được cho “điếu thuốc” như vậy, nhưng lần này thấy trong người khoan khoái, một cảm giác hưng phấn, thấm lên não mà trước đến nay chưa từng biết đến. Lần thứ ba hắn thấy không thể thiếu “điếu thuốc lá” đó. Y không hề biết, bấy lâu nay mình đã hút thuốc phiện mà không hay (ngày đó chỉ có thuốc phiện). Khi cơn thèm cháy cổ, hắn lại gây chuyện để được thỏa cơn nghiện. Tuy nhiên, vì “ăn vụng biết chùi mép” nên hắn không để quản giáo trại nhận ra, còn nếu ai đó trong trại dám “hé răng”, hắn mà biết được thì chỉ có nước chết. Trong trại, những mánh khóe như: dấu hiệu nhận biết người có tiền, cách dàn cảnh móc túi, bẻ khóa, cạy tủ, kỹ thuật nhảy tàu, các thế võ đánh nhau…do tù dạy tù, trộm dạy trộm, tất cả y đã thuần thục. Ngày “học nghề”, tối hút ma túy, thời gian thấm thoắt trôi qua, mới đó đã đến năm thứ 3, hắn chuẩn bị ra trại. Trước ngày hết hạn, “thương hiệu” Lê Lam đã bay ra khỏi trại, những tay giang hồ bên ngoài vẫn rĩ tai nhau hai chữ Lê Lam ở Trại giáo dưỡng Hòa Vang rằng: “chơi đẹp, bản lĩnh, gan lỳ cực độ”…chỉ mong một ngày được “diện kiến”.

 

“Cánh tay phải” của đại ca khét tiếng Đà Thành

 

Đà Nẵng thời gian này ở bên ngoài có trùm giang hồ khét tiếng tên là Sơn Nam làm đại ca băng nhóm chuyên nhảy tàu, bảo kê mại dâm, hắn nắm giữ trong tay nhiều đàn em tinh nhuệ. Băng này chuyên hoạt động ở các bến xe, ga tàu hai tuyến Huế -Đà Nẵng. Những vụ tráo va ly, giàn cảnh móc túi, cướp giật do chúng gây ra khiến dân tình hết sức hoang mang. Còn cơ quan công an Đà Nẵng lúc đó cũng phải điên đảo. Băng “ăn sương” này đang thời ăn nên làm ra, rất cần nhân lực để mở rộng mạng lưới. Qua những câu chuyện giang hồ đồn truyền, Sơn Nam biết rõ Lê Lam là người làm được việc, hắn chuẩn bị “rải thảm đỏ” đón Lê Lam. Và, khả năng dự cảm nhạy bén của một tên có máu giang hồ, Lê Lam cũng thừa biết.

 

Ngày cuối cùng ở trại giáo dưỡng đã đến, những thủ tục xuất trại hoàn tất, nhận áo quần xong Lê Lam dõng dạc bước ra trại. Vừa khỏi cổng thì mấy tên bặm trợn đang chờ, giới thiệu là quân của Sơn Nam đến rước, Lê Lam gật đầu về thẳng “đại bản doanh” của Sơn Nam. Hai giang hồ gặp nhau, thấy như có duyên tiền định. Hợp ở bản tính, cùng nhau lý tưởng, phút chốc lạ lẫm thành thân mật. Khã ý thu nạp thêm người mà Sơn Nam vừa đưa ra, Lê Lam đồng ý ngay, y hứa sẽ cống hiến hết mình cho Sơn Nam. Băng cướp “bay tàu” (nhảy trên tàu) có thêm một thành viên mới.

 

Mãn hạn ở trại giáo dưỡng, Lê Lam đã thêm 3 tuổi. Y già dặn hơn lại được trang bị đủ mánh khóe của tên giang hồ gian xảo và kèm thêm một cái tật…nghiện hút. Vì nghiện mà ngày ra trại y đã quyên đường về nhà. Thuốc phiện đã làm hắn quên đường về với cha mẹ già và các em thơ. Để rồi sa chân và chìm đắm vào con đường tội lỗi. Tại ăn cứ của băng Sơn Nam, Lê Lam được bao ăn ở thỏa mái, hút thuốc phiện thỏa thê. Cuộc sống chỉ có “màu hồng” ấy, y tự thấy nên đặt hẳn niềm tin vào người đại ca đã “cứu vớt” cuộc đời mình. Tại căn cứ của băng “ăn sương”, Lê Lam được đại ca Sơn Nam huấn luyện nhiệt tình. Ngoài ra các kịch bản như: Tráo va ly hành khách, rút ví tiền người đi đường, dằn mặt… chẳng mấy Lê Lam thuộc và đạt đến độ điệu nghệ. Thấy đệ tử Lê Lam thực hành thì ngay cả đại ca Sơn Nam cũng phải trầm trố thán phục. Hơn một tháng học tập và an dưỡng, rồi một ngày Lê Lam đến trước mặt Nam Sơn tự tin bảo: “Anh Nam, em đã sẵn sàng. Cho em tham gia phi vụ nào đó, chứ ru rú trong nhà buồn lắm”. Mắt quan sát môt lượt về phía đệ tử ruột, Sơn Nam gật đầu đồng ý.

Đại náo ray tàu

Vụ ăn hàng trên tàu đầu tiên của Lê Lam, được đích thân đại ca Sơn Nam dẫn đi, mục tiêu là chiếc ba lô của một người làm ăn từ Nam ra Bắc. Cả hai đón tàu từ Ga Đà Nẵng, kiên trì bám theo và dự tính là quyết định “ăn” hàng ở ga Huế (TT-Huế).Trên toa tàu xoàng, giữa bề bộn người và bao bố. Ngồi cạnh người đàn ông có chiếc ba lô, là hai người đàn ông “lịch sự”, trong đó một người mang chiếc ba lô giống hệt người đàn ông đơn độc bên cạnh. Trong hai người đó, người thức kẻ ngủ thay phiên nhau một cách tuần tự, không bao giờ thôi để ý đến chiếc túi của người bên kia. Hai gã “lịch sự” đó chính là Lê Lam và Sơn Nam thủ vai, còn chiếc ba lô bên trong đầy dẻ rách mang theo là vật dùng để đánh tráo.

 

Tàu vượt đèo Hải Vân, vị khách đơn độc thiu thiu ngủ, khoảng hơn 1 giờ sau tàu nổi còi báo hiệu đến Ga Huế. Bánh tàu vừa dừng hẳn thì hai vị “khách” nhảy vội xuống toa và biến mất vảo đám đông, đi tìm chỗ vắng người mở túi xem chiến lợi phẩm. Nhưng trời phụ kẻ trộm cắp, bên trong chỉ có mấy cái bánh chưng, một vài bộ quần áo cũ, cả hai nhìn nhau tĩu nhgĩu thất vọng. Đại ca Sơn Nam vỗ vai Lê Lam: “Thôi! hôm nay có bánh, ngày mai sẽ có tiền, ngày kia là nhiều thứ giá trị khác”. Cạp vội mếng bánh, hai tên “lục lâm thảo khấu” nhảy tàu về lại Đà Nẵng trong bóng chiều buông.

 

Qủa đúng như lời Sơn Nam nói, những phi vụ sau đó Lê Lam và đàn em đều thu lớn, thỏa thê ăn xài. Tuy nhiên, có một vụ mà đến bây giờ, khi đã dừng bước chân giang hồ, Lê Lam vẫn không thể nào quên: “Hình ảnh 3 đứa đàn em của tôi bị rơi tàu, tất cả đều mất xác có lẽ khó phai trong tôi. Sau vụ này tôi quyết định chuyển nghề”. Số là, trong một lần “ăn hàng” ở Lăng Cô (đoạn phía bắc đèo Hải Vân), 3 anh em của Lê Lam bị rơi tàu tử vong. Khu vực lên và xuống đèo Hải Vân là địa điểm mà Lê Lam và đồng bọn hay “ăn mồi” nhất, vì đến đây tàu thường phải giảm tốc độ, nên người dễ leo lên và nhảy xuống. Hôm đó, Lê Lam cùng mấy đàn em khác theo một “con mồi” từ ga Huế vào. Tàu chầm chậm giảm ga lên đèo, Lê Lam cùng mấy đàn em bám toa đu người lên. Nhanh chóng tìm ngay được “mồi”, Lê Lam lệnh cho đàn em tráo chiếc va ly của một người khách. Mọi thứ vẫn tinh vi như thường lệ, nhưng khi chiếc túi giả vừa đút vào thế chỗ, thì tên đàn em vụng về, vô tìm đạp ngay vào chân “con mồi”. Giật mình thức giấc, người khách này tri hô, cả nhóm hùa nhau tháo chạy bạt mạng trên tàu. Rất không may cho nhóm trộm cắp, khi đến toa thứ 2 để chuẩn bị phi xống đường thì bất ngờ bảo vệ tàu chặn lại. Trong lúc vội vàng, 3 đàn em của Lê Lam trượt chân, lao thẳng xuống vực, riêng Lê Lam nhanh chân thoát thân. Ngày hôm sau đến tìm, Lê Lam chỉ biết đứng trên đèo nhìn xuống vực sâu lởm chỡm đá núi, mặt nước một màu xanh vời vợi.

 

Vậy là thêm 3 tên nữa ra đi. Buồn rầu trở về, hắn suy nghĩ nhiều rồi ở nhà một thời gian. Vụ chết mất xác vì nhảy tàu này là một trong số nhan nhãn những nhân mạng lìa đời mà hắn từng chứng kiến. Hắn nhận thấy, đã là nhảy tàu thì trong mười người, may lắm chỉ vài ba lành lặn trở về, còn lại đều không toàn thây. Nếu không chết thì cũng què chân, cụt cẳng, đui mắt, gãy sống lưng. Ăn bám bên thân tàu luôn tiềm tàng những kết cục bi thảm mà chính y cũng không biết chắc được khi nào sẽ đến lượt mình. Nghĩ đến điều đó, hắn thấy trong lòng dờn dợn.

Xuôi phương Nam khẳng định vị thế đại ca giang hồ

 

Hơn 1 năm cùng đại ca Sơn Nam chui rúc khắp ga tàu các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, nghề ăn bám ray tàu tính mạng nay còn mai mất. Biết không thể bám trụ lâu dài, Lê Lam quyết định xuôi vào phương Nam, thử vận trên vùng đất mới. Sớm vươn lên thành đại ca, từ đây hai chữ Lê Lam bắt đầu xuất hiện trong giới giang hồ.

 

Những ngày đầu vạ vật

Quá hoang mang trước cái chết mất xác của 3 anh em giang hồ vì rơi tàu, Lê Lam quyết định đoạn tuyệt với nghề nguy hiểm. Rồi một ngày hắn đến bên đại ca Sơn Nam lễ phép cất lời: “Anh Nam, cho em chuyển nghề”. Biết tính Lê Lam, đã không muốn thì có ép đằng trời cũng không được, Sơn Nam đồng ý với giọng nuối tiếc: “được! nhưng cậu có thể quay lại bất cứ khi nào muốn”. Ít lâu sau đó Lê Lam ngược miền Nam, dừng chân ở Đồng Nai, gầy dựng lãnh địa mới.

                                                                                  

Vừa bước xuống ga Long Khánh, có mấy đàn em do Sơn Nam ngoài Đà Nẵng sắp xếp trước đó đang đứng đợi sẵn, Lê Lam được dẫn về lo chỗ ăn ở, nghỉ ngơi. Sau khi nghiên cứu kỹ địa bàn, Lê Lam bắt tay ngay vào công việc. Những năm cuối thập niên 80, hàng hóa đắt đỏ và khan hiếm, chỉ có ở những bến xe lớn như Long Khánh mới có ít hàng nông sản luân chuyển. Lê Lam nắm ngay cơ hội. Trước mắt là chặn các chuyến hàng trốn thuế do các tiểu thương vận chuyển dọc bến xe để kiếm tiền. Y nhận thấy ở đây xuất hiện những dân buôn bán hàng trốn thuế từ ga Long Khánh đi và ngược lại nhiều, nhưng lại rất sơ hở. Với phương thức vờ gửi hàng cho khách trên xe để trốn trạm thuế ( cách bến xe có một trạm kiểm tra của đội thuế), sau đó các tiểu thương này vòng đến điểm nhận chờ đón hàng. Quy luật này không khó để Lê Lam và đồng bọn nhận ra.

 

Để ăn “tay trên”, Lê Lam bố trí đàn em của mình rãi dọc ở tuyến vận chuyển. Một tốp vờ ngồi không trên xe để các tiểu thương đến “nhờ vả” gửi hàng, số còn lại đến các điểm hẹn trước chờ sẵn. Khi xe chạy đến điểm này, tốp trên xe sẽ khuân hàng vứt xuống cho tốp dưới đón. Trong một thời gian dài, nhiều hàng hóa như bột đậu xanh (loại hàng có giá những năm 1980) và các mặt hàng giá trị khác bị băng của Lê Lam “khoắng” mất mà không hay. Mỗi khi băng của Lê Lam xuất hiện, những chủ xe vận chuyển chạy tuyến ga Long khánh ai nấy đều khiếp vía. Nếu chủ xe làm điều gì “không vừa ý”, Lê Lam và đồng bọn có thể cho “nếm trái đắng” như: Đánh đập tài xế, đâm thủng lốp xe, đập bể kính…Vì thế, dù biết rõ tòng tong các vụ “đạo chích” do băng nhóm Lê Lam thực hiện, nhưng đành phải “im hơi, lặng tiếng” cho qua chuyện. Tuyến đường ngoại vi bến xe Long khánh trở thành nỗi ám ảnh cho giới dân buôn. Tuy nhiên, sau một thời gian rảnh tay hoạt động, với bản tính tự tôn của một giang hồ, Lê Lam tự thấy không cho phép mình tiếp tục làm những việc tủn mủn và nhỏ nhặt trên nữa, y lại có ý định chuyển nghề.

 

Cuộc “thương lượng” táo tợn

 

Thời gian này ở vùng Ngã ba Long Khánh là một tụ điểm gái mại dâm và tệ nạn xã hội nổi tiếng. Nơi đây được xem là địa bàn quy tụ giới đĩ điếm tứ xứ sau năm 1975. Nếu bao chiếm được, để thu tiền bảo kê thì nguồn lợi là khổng lồ, Lê Lam đưa vùng này vào tầm ngắm. Nhưng, lúc này đã có hai đại ca “bản xứ” “cắm dùi” ở đây, hai cái gai trong mắt mà Lê Lam và đàn em buộc phải nhổ. Bản tính Lê Lam tự kiêu, đã đi đâu là phải khẳng định được mình, không đại ca, chí ít cũng phải đứng trên nhiều người, không bao giờ chịu sự chi phối hay luồn cúi của bất cứ ai. Y nghĩ, nếu đàm phán, “đối tác” không chấp nhận nhượng lại địa bàn, thì không ngoại trừ chiêu cuối cùng là “dọn” (cướp) luôn để chiếm.

 

Lựa chọn “bước đi chiến lược”, Lê Lam quết định rời ga Long Khánh và điện cho đàn em tên Cao Ân, một đại ca máu mặt hồi cắt máu ăn thề ở trại giáo dưỡng đến “tư vấn”. Cao Ân là một người trực tính, sẵn sàng “chơi” tới cùng, hiện đang bảo kê ở Ga Sài Gòn, có mạng lưới vững chắc và sở hữu lực lượng đàn em hùng mạnh. Gặp Lê Lam, Cao Ân nói: “Đây là địa bàn “mỏ vàng”, nếu anh bao được, có gì em ở Sài Gòn sẽ lên hỗ trợ”, nghe vậy Lê Lam gật đầu đồng ý ngay. Cả hai ngõ lời, sắp xếp cuộc hẹn với hai đại ca “bản xứ”. Một cuộc thương lượng nảy lửa diễn ra bên bàn cà phê. Lúc đầu Lê Lam nhỏ nhẹ “xuống nước” rằng: “Nể tình có Cao Ân ở đây, chúng bay nên chấp nhận nhượng lại khu này cho chúng tao quản lý”. Nhưng phía đối tác kiên quyết không đồng ý, “Rượu mời không uống lại thích uống rượu phạt”, Lê Lam phật ý nổi khùng đập bàn. Ngồi bên cạnh Cao Ân lạnh lùng rút dao thủ sẵn đâm một nhát, đối phương lòi ruột ôm bụng bỏ chạy. Cuộc “chuyển giao” lãnh địa thành công trong chớp nhoáng, hai đại ca “bản xứ” khiếp hồn bạt vía miễn cưỡng nhượng lại địa bàn, rồi rút lên Tây Nguyên hoạt động. Lê Lam chễm chệ trở thành ông trùm, bảo kê hơn 300 gái mại dâm.

 

Khi đứng trên 300 đầu gái, công việc vẫn trôi chảy, nguồn thu của Lê Lam là những gái mại dâm và hoa hồng từ việc cung cấp ma túy. Với tỉ lệ ăn chia 50/50 giữa bảo kê và gái, đối tượng nào muốn nhập địa bàn hành nghề, buộc phải nộp tiền. Trong quá trình làm nếu không chia tiền cho bảo kê, thì chỉ có nước bị đàn em Lê Lam đánh đập, trục suất. Một thời khu vực Ngã ba Long Khánh ngập tràn nạn mại dâm, hút hít, đánh nhau, cướp của… Cho đến giờ ngồi nhớ lại, Lê Lam vẫn thẳng thắn ân hận: “Sao hồi đó tàn nhẫn quá, vô lương tâm quá”.

 

Được một thời gian, công an truy lùng ráo riết, “dịch vụ” làm ăn của Lê Lam bị công an “sờ gáy”, liên tục không thể bám trụ, một phương án chuyển địa bàn mới lại được tính đến. Trước đó, Lê Lam biết rằng đoạn QL.1A qua sông Tiền, chia cắt hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long có bến phà Mỹ Thuận. Nơi đây cuối thập niên 80 được xem là nơi sầm uất và nhộn nhịp nhất ĐBSCL. Dĩ nhiên, đối với “nghề” giàn cảnh móc túi như Lê Lam thì quả là mảnh đất lý tưởng. Hơn nữa, chốn bến phà, trăm người đến vạn người đi rất khó để cơ quan chức năng kiểm soát. Suy tính kỹ, Lê Lam nhượng lại địa bàn Đồng Nai cho Cao Ân, quyết định tiếp tuc xuôi phương Nam tìm “miền đất hứa”. Xuống đến đây, Lê Lam nhanh chóng tập hợp đàn em thuê một chiếc phà neo đậu bên sông, lấy đó làm căn cứ hoạt động.

 

Lũng loạn bến phà Mỹ Thuận

 

Những ngày đầu không có tiền, đến bữa lợi dụng lúc đông khách, cả nhóm lại đóng kịch tráo phiếu cơm ở các tiệm ăn dành cho xe Bắc-Nam, mánh khóe lén lút này đã nuôi sống nhóm Lê Lam trong nhiều tháng trời. Những quán cơm của hai bên bờ nhận thấy bị thất thoát nhiều mà không biết do đâu, nhưng khi phát hiện ra cũng không thể cách nào ngăn chặn. Sự có mặt của Lê Lam và đàn em thoắt ẩn thoắt hiện như “xuất quỷ nhập thần”, ai nấy đều ngán ngẫm. Mãi thời gian sau đó, “công việc” chính mới bắt đầu. Bằng phương thức hành động chớp nhoáng mấy phút trên phà, khách gần lên bờ, băng nhón này đã gây bao nỗi trớ trêu dỡ khóc, dỡ cười cho hành khách.

 

Một kỹ niệm ray rứt mà đời làm đại ca của Lê Lâm không quên, là lần lấy chiếc va ly tiền của vợ chồng một thương nhân. Lần đó, sau khi điều nghiên “con mồi” đi hướng từ bờ Nam sang bờ Bắc, mục tiêu là chiếc va ly nặng chịch của đôi vợ chồng ngồi trong chiếc xe tải. Với bề dày kinh nghiệm “ăn hàng”, Lê Lam chắc chắn rằng, trong chiếc va ly màu đen đang được người vợ xách khẳm tay kia chắc chắn là tiền, không những thế mà còn rất nhiều tiền. Nếu lấy được, có thể đủ cho cả băng xã láng, Lê Lam quyết định hành động. Phà rời bờ Nam, tiếng nổ gầm ghì, đánh rung cửa xe tải bần bật, bên trong cánh cửa xe tải khép hờ, đôi vợ chồng liu riu chợp mắt. Vở kịch giàn cảnh được dựng lên, một nhóm đàn em lố nhố đứng trò chuyện huyên náo để che tầm nhìn hành khách, một bàn tay len lõi bấm nhẹ khóa, chiếc cửa bật “cạch” hé ra. Chiếc va ly được nhẹ nhàng lấy ra trong giấc ngủ vô tư của khổ chủ. Phà vừa chạm bến, Lê Lam và đàn em đã đứng gọn trên bờ, gần đó người ta đang xúm lại cửa chiếc xe xem một người phụ nữ đang thất thần khóc. Rẻ đám người Lê Lam bước đến, tận mắt thấy người chồng đang đánh vợ thậm tệ vì tội “đoản tính” chủ quan. Lê Lam nhận ra trên khuôn mặt của cả người đánh chung một nỗi tiếc của tột độ.

 

Khi đã an toàn, chiếc va ly được hé mở, cả nhóm đang trầm trồ vì bên trong đầy tiền, một “vố” khổng lồ mà từ trước tới nay nhóm trộm cướp chưa từng gặp. Riêng Lê Lam đứng lặng ngoái nhìn khổ chủ. “Rất có thể ngày mai, ngày kia đôi vợ chồng sẽ vỡ nợ, sẽ phá sản, hết đường làm ăn…thậm chí cón thể tan cửa nát nhà. Mình gieo oan khuất cho người ta, rồi sẽ có ngày gánh hậu quả”, thâm tâm Lê Lam thầm nghĩ. Chợt trong phút dây, y quay lại bảo với đàn em: “Hay là mình trả lại cho người ta một nửa, trông tội lỗi quá”. Một tên gạt phắt: “Anh không được làm vậy, nếu trả lại không may bại lộ, thì hết đường làm ăn. Hơn nữa anh làm vậy sau này nói ai còn nghe nữa?”, Lê Lam im không nói. Hắn biết, giang hồ có những luật ngầm đầy uy lực, mà sự tuân thủ luôn tuyệt đối. Trong đời ngang dọc làm đại ca, “nhất lệnh như sơn”, nói một tiếng ai nấy đều nghe răm rắp, nhưng lần này thì ngoại lệ. Lần đầu tiên con người tưởng như chỉ biết đến trộm cướp ấy đã thấy hơi nhũn lòng và ray rứt.

 

Xong đận đó, Lê Lam cũng quên bẵng đi, những vụ “quậy” (theo tiếng Quảng Trị) trên phà, lại tiếp tục. Sóng nước bạt ngàn của bến sông người ta không sợ bằng nạn trộm cướp, móc túi khi quan bến Phà Mỹ Thuận. Nhiều hành khách từ miền Bắc xa xôi xuôi vào Nam làm ăn, đến bến phà đành dỡ đường vì mất tiền. Còn khách trong Nam sau thời gian làm ăn dành dụm chút ít mang về quê Bắc, khi qua phà đều bị rỗ sạch túi. Không thể kể xiết bao cảnh đời, bao con người phải mếu máo lỡ đường bên bến sông thời đó.

Âm mưu vượt biên làm giang hồ đất ngoại sau những ngày vào tù ra khám

Chia tay bến phà Mỹ Thuận, quết định ngược ra Nam Trung Bộ. Tại Phan Rang- Tháp Chàm (Thuận Hải cũ), Lê Lam tiếp tục nhúng tội. Nhưng chỉ chưa đầy một năm, y xúi quẩy sa còng trong một vụ đột nhập làng để trộm bò vì túng quẩn. Nhưng chỉ trú chân trong song sắt được một thời gian ngắn, y quyết định vượt ngục. Trở về quê chuẩn bị cho âm mưu một chuyến viễn dương làm danh hồ ngoại quốc.

Bỏ nghề móc túi, học chiêu trộm bò

Như thông tin kỳ trước, một thời gian bị truy lùng ráo riết, “ổ chuột” do Lê Lam đứng đầu không còn đất “’diễn”, y quyết định cùng đàn em ngược ra Phan Rang- Tháp Chàm gá thân chờ ơ hội. Được giới thiệu của đại ca Sơn Nam năm xưa, Lê Lam gặp Minh “mập” và Minh “ốm”, hai tên này “dạy nghề” trộm xe máy và trộm bò cho y. Minh “ốm” là đàn em của Minh “mập”, ở Phan Rang nói đến cặp đôi kỳ dị này ai cũng ngán ngẩm, bởi khả năng “luộc” xe 67 như ảo thuật của chúng. Những năm cuối thập niên 80 xe 67 là một tài sản giá trị lớn mà gia đình nào giàu có mới sắm được. Nhưng với khả năng “ăn hàng” đạt đến độ nghệ thuật, băng này đã nhắm vào chiếc xe nhà nào, thì trước sau gì cũng phải “bốc hơi”. Văng nhóm này chễm chệ “ăn nên làm ra” ở vùng đất mà xưa nay ít nhắc đến trên “bản đồ” tội phạm cả nước. Phần lớn xe 67 lấy được, chúng chúng đều mang về rã ra bán phụ tùng kiếm lời, còn không thì nhanh chóng bán tháo đi các tỉnh khác. Địa bàn Minh “mập” hoạt động bao chiếm từ thị trấn Phan Rang-Tháo Chàm vào đến TP. HCM. Nhóm trộm xe này được xem là băng “ăn tạp”, ngoài trộm xe, chúng cọn kiêm luôn trộm bò, vải vóc của đồng bào Chăm tự giệt được và bảo kê (thật ra là chấn tiền) đoàn xe ngựa thồ hàng, trên đoạn đường từ thị trấn Phan Rang lên các ấp người Chăm ở phía tây Thuận Hải.

Với Lê Lam sở trường xưa nay là nhảy tàu, giàn cảnh móc túi kiểu chớp nhoáng chứ trộm xe, trộm bò kiểu như bọn Minh “mập” này làm thực sự y chưa từng, nên mọi thứ khá vụng về. Ngày Lê Lam ra cũng là lúc công an thị trấn và công an xã lên chiến dịch truy quét tội phạm, nghề “chôm” xe máy cũng tạm ngưng. “Hết duyên” với xe máy, Minh “mập” lại rủ Lê Lam đi trộm bò. Tuy bấy lâu vẫn phản đối kiểu “ăn tạp” của nhóm Minh “mập”, nhưng ở thế túng quẩn, đành “nhắm mắt đưa chân” kiếm cái ăn qua ngày. Chính lần sa còng vì tội trộm bò này được xem là vết “nhơ” không mấy tốt đẹp, trong đời làm giang hồ của Lê Lam. Lần đó, trong xã Phú Qúy của đồng bào người Chăm thường bị mất bò, vải giệt, quần áo... tiền lệ này trước đây chưa hề xảy ra. Nhưng dù người dân có cảnh giác đến mấy cũng không biết thủ phạm là ai, sốt ruột, họ đi báo công an để truy tìm nguyên do. Ngày đó Lê Lam và Minh “mập” chỉ cần chờ đêm đến là vào chuồng bò người Chăm mở dây chão dắt về như thể mình nuôi được. Chỉ tốn công sức ở đoạn đường từ chuồng bò đến lò mổ mà thôi.

Cái giá của sự “ăn tạp”

Nhưng “đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma”. Đêm đó, trời còn chưa sáng, Lê Lam cùng Minh “mập” và Minh “ốm” bí mật men theo con đường cũ dẫn vào xã. Cả ba vừa trộm được 2 con bò chăn đi, đến con thứ 3 Lê Lam đang loay hoay mở nút chão, thì cảm thấy ở phía sau lành lạnh gáy. Vừa quay lai thì chiếc còng số 8 kêu “cạch!”, y bị khóa 2 tay dẫn về công an xã, một cái án dành cho kẻ ăn cắp “sức kéo” những năm cuối thập niên 80 khốn khó là một trọng tội. Góp lại những tội như bảo kê mại dâm (Đồng Nai, cướp giật, móc túi phà Mỹ Thuận (Cần Thơ) Lê Lam bị kết 3 năm tù. Thật oái oăm. Nếu như thời niên thiếu y trộm đầu heo bị bắt quả tang và phải vào trại giáo dưỡng ở Đà Nẵng 3 năm, thì lần này y cũng bị 3 năm vì con bò. Chỉ khác ở chỗ, trước kia đầu heo, còn nay con bò, trước kia là thằng trộm nhãi nhép, còn nay là thằng trộm chuyên ngiệp, và trước kia vào trại giáo dưỡng thì nay là đi ở tù. Đây là điều mất uy nhất trong đời làm giang hồ của Lê Lam.

Ban đầu vào trại các cán bộ quản giáo chưa biết gì về Lê Lam, nhưng khi lật từng trang tập tài liệu trên tay thì các cán bộ trại giam ai nấy đều lắc đầu ngao ngán. Tuy y không phải là tên tội phạm giết người, nhưng đích thị là một kẻ nhờn tội, gan lỳ không biết trời biết đất. Bắt được Lê Lam họ vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì tạm chặn được những vụ mất cắp cho dân làng. Nhưng lo hơn vì không biết cửa trại có giữ được chân tên tội phạm ranh ma thuộc từng mảnh lưới, thạo từng khung sắt nhà tù này hay không. Không ngờ mối lo lắng của các cán bộ có ngày thành sự thật khi từ ngày vào cổng trại Lê Lam đều có âm mưu đào thoát.

Vào trại giam Sông Cái (tỉnh Thuận Hải cũ), biết Lê Lam là giang hồ khét tiếng, y bị mấy đại ca sừng sõ khét tiếng trong tù “cai” cho ra bã. Bị đánh cho thừa sống thiếu chết, Lê Lam mới cảm nhận được tình cảnh “một ngày trong tù bằng thiên thu tại ngoại”. Chưa ngày nào y thôi suy nghĩ trốn trại, y nuôi dưỡng ý định đó bằng lòng nhẫn nhục, chờ cơ hội đến. Một năm, hai năm trôi qua, nắm thứ ba với những tháng ngày cuối cùng thì cơ hội đến, tên tù gian manh Lê Lam quyết định trốn trại. Vụ trốn trại làm các cán bộ quản giáo của trại giam Sông Cái phải ngỡ ngàng, khi y lặn và bơi qua một con sống lớn ngoài chính khả năng của mình. Đó là lần đội tù đi lao động cải tạo trên đồi mía về qua đoạn sông La Ngà, đoàn tù lao xao rằng lông mía ngứa nên xin được xuống sông tắm, cán bộ quản giáo đồng ý. Khi mọi người đang say sưa giặt giũ, thừa lúc cán bộ sơ hở, Lê Lam lặn một hơi mấy chục mét (Lê Lam dân biển, rất giỏi lặn) xuôi theo dòng nước. Vớ được đám lục bình đội lên đầu ở phía xa, âm nín thở trôi về phía hạ nguồn. Cảm thấy đã an toàn, y nhảy lên bờ chạy thục mạng vào rừng, chui vào một nhà dân và trộm một bộ quần áo mang tạm. Sau đó sớ được nồi cơm nguội chén ngấu nghiế một bữa, mặc áo quần chỉnh tề rồi tìm cách về ga Suối Kiết (tỉnh Thuận Hải cũ) và đón xe dong thẳng về quê .

Về làng, Lê Lam không dám vào nhà mà đợi đến đêm khuy mới gõ cửa. Gặp đứa con tù tội, mừng mừng tủi tủi, mẹ con trò chuyện thâu đêm suốt sáng. Đến đêm thứ 3, cả làng quê chìm trong thinh không, đang thiu thiu ngủ trong nhà thì bất ngờ Lê Lam bị công an xã đột nhập còng tay. Ngay hôm sau công an tỉnh Thuận Hải trực tiếp ra giải về, chấm dứt niềm vui ngắn ngủi của một tên tội phạm vượt ngục. Lần này y bị phạt tiếp 3 năm tại trại giam Huy Khiêm. Tái nhập trại, Lê Lam bị xếp vào danh sách được đặc biệt để mắt, bị quản chặt, “con ngựa bất kham” Lê Lam không trốn nữa, mà cải tạo tốt và được giao đứng trưởng một đội tù. Lễ đặc xá năm 1988, Lê Lam nằm trong danh sách tù nhân ra trại trước thời hạn 6 tháng, y khăn gói về quê trong niềm vui của gia đình.

Không chịu phận làm người…lương thiện

Về quê, sống làm người lương thiện ở quê với Lê Lam sao mà khó đến thế. Không còn được ngang dọc tự tung tự tác nữa, ngứa nghề, nhớ anh em giang hồ, Lê Lam lại âm mưu quay lại con đường cũ. Y mang máng nhớ rằng, thời trong tù, có nghe kể, bên Hồng Kông (Trung Quốc) có những trại tị nạn dành cho những công dân quốc tế ‘lỡ bước”. Đồn rằng, nếu vào đó sẽ được chu cấp đầy đủ từ A-Z. Không những thế, nếu là giang hồ thì có thể kiếm chác làm giàu. Vì trong trại cũng có nhiều băng nhóm giang hồ đến từ các nước, cũng đánh nhau, cướp giật y như bên ngoài, điều này thật hợp với “sở trường” của y. Qua liên hệ, Lê Lam biết rằng, còn có rất nhiều anh em giang hồ người Hải Phòng đang kiếm ăn ở trong đó. Chỉ có thế cũng đủ thuyết phục Lê Lam làm một chuyến vượt biên bằng đường biển, thử sức giang hồ ở đất ngoại. Y chuẩn bị cho chuyến hành trình bằng cách đi mua từng can dầu, kết lại thành chùm, rồi đem ra hướng đi buộc đá dìm xuống đó, khi đi sẽ ra kéo lên. Còn lương thực, Lê Lam dự tính, ra khơi sẽ ghé các tàu đánh cá xin, nếu không cho, sẵn sàng cướp. Còn lý trình đi, theo kinh nghiệm của người già mà Lê Lam nghe được, từ vùng biển Nghệ An vào đến TT-Huế, nếu nhắm hướng mặt trời mọc mà đi thì đằng nào cũng sẽ tới Hồng Kông, tỷ lệ sai số là không đáng kể. Lê Lam tin rằng người già nói không sai. Để gieo vào lòng tin mọi người, Lê Lam dựng lên lễ cưới giả với một cô gái trong làng, Lê Lam cũng không ngờ rằng sau này đã trở thành vợ thật. Thấy Lê Lam “lấy vợ”, chính quyền, công an xã ai nấy đều mừng và yên tâm rằng, y đã nhận ra lỗi lầm mà tu thân, tu tính làm ăn. Ngày 4/5 một “lễ cưới” nhỏ ở làng chài được tổ chức vắn tắt, đám chỉ có mâm cơm, một vài đĩa hoa quả xem như lấy lệ. Trưa ngày 5/5/1988, khi dân làng đang sum vầy cúng tết Đoan Ngọ, thì đúng 12 giờ trưa, tại bến thuyền làng chài nghèo, con thuyền nhỏ khoảng 12 m dài, 2 mét rộng (thuyền đánh cá), chở theo 15 người từ từ nổ máy ra khơi. Không ai ngờ, đứng vị trí “thuyền trưởng” con thuyền lại chính là Lê Lam.

Nói về nguyên nhân vượt đại dương bằng thuyền đánh cá ngày đó, Lê Lam nhớ lại: “Khi tôi được Liên Hợp Quốc chuyể giao cho đâị sứ quán tại Nhật, nhiều cán bộ công an cho rằng, tôi phản quốc. Nhưng kỳ thực tôi nào đâu biết chính trị là gì. Lúc đó tôi chỉ có ý nghĩ của một thằng giang hồ, đơn thuần là đi tìm đến những vùng đất mới dụng thân. Nơi nào nhanh kiếm được tiền, nhiều của, có ma túy thì tôi đến. Hồng Kông cũng không nằm ngoài ý nghĩ đó của tôi”. Và, như Lê Lam nói, anh ra đi cũng chỉ vì con ma túy trong người xui khiến mà thôi.

Ngược biển Đông bằng thuyền cá và những tháng ngày khuynh đảo trại tị nạn ngoại quốc

 

 

Có lẽ đây là cuộc hành trình táo tợn nhất, mà lịch sử tội phạm Việt Nam trước sau chưa từng có. Cuộc viễn dương đó dựa trên một ý nghĩ liều lĩnh và lấy kinh nghiệm thuần túy để khiển định phương hướng. Nếu như những dòng nhật ký tháng ngày lênh đênh trên biển ấy được ghi lại, có lẽ cũng ly kỳ chẳng kém Christopher Columbus hồi cuối thế kỷ 15 khi mò mẫm vượt Đại Tây Dương tìm ra châu Mỹ. Chỉ có điều hơn 500 năm trước Columbus ra đi vì lý tưởng khoa học, còn hậu thế Lê Lam ra đi tìm những miền đất lý tưởng của một kẻ đâm chém.

 

Ngược biển Đông bằng thuyền cá

 

Sau ngày 5/5/ 1989, chiếc thuyền cá của nhóm vượt biên do Lê Lam đứng đầu nhằm hướng mặt trời mọc thẳng tiến. Lê Lam là người chủ mưu, đương nhiên có vai trò là thuyền trưởng suốt cuộc hành trình. Hành trang viễn dương mà đám người có trong tay là một tấm bản đồ bằng giấy chỉ phương hướng đi. Tất cả những thành viên phải huy động những kinh nghiệm chài lưới thay nhau cầm bánh lái. Ngày chạy, đêm nghỉ, người này mệt người kia thay. Cứ như thế, nhiều ngày trôi qua, lương thực, nước uống cạn thì ghé thuyền ngư dân gặp trên đường xin. Hành trình đông tiến theo hướng mặt trời mọc do Lê Lam làm “thuyền trưởng” không ngờ có nhiều “sai số” so với dự tính như thế. Đói ăn, khát nước là điều nhóm vượt biên luôn phải đối mặt. Trên con thuyền hẹp, 15 con người chen chúc, mọi thứ đều trở nên chật vật. Không được tắm giặt, không cắt tóc tai, không cạo râu, không được ăn đủ, chỉ hơn tuần trôi qua ai nấy như bị biến dạng. Nhiều lúc trên thuyền không còn một hạt gạo, chia nhau từng gáo nước ngọt, ai nấy đều đói lã, nhìn nhau bằng hàm răng cùng đôi mắt lồi trắng dã, vô vọng. Lúc đó sự sống chỉ biết trông cậy tất cả vào sự giúp đỡ của những tàu thuyền mà nhóm may mắn gặp trên đường đi.

 

Lê Lam kể lại: “Có những quảng chúng tôi chạy cả ngày không gặp một bóng tàu thuyền. Hể thấy trên mặt biển nhú lên một vật gì đó xam xám, tất cả lại ồ ra, tranh nhau dụi mắt nhìn, bằng tất cả niềm hi vọng. Thế rồi, khi đích thị là có tàu thuyền, chúng tôi ra hiệu được trợ giúp, nhưng 10 cái tàu thì có 7 cái họ từ chối. Phần lớn qua ống nhòm, người ta thấy chúng tôi đen đúa, bặm trợn nên họ tưởng chúng tôi là cướp biển, họ không muốn dây vào hoặc sợ phiền phức”. Giữa biển khơi tình người đôi lúc mong manh nhưng vẫn can qua, còn thiên tai, đá ngầm mới thực là nỗi lo thường trực của tất cả mọi người. Chiếc thuyền gỗ cũ kỹ chuyên đánh bắt gần bờ của nhóm ngư dân miền Trung như chấm sạn giữa trùng dương biển Đông, nó sẽ tan như những bọt nước nếu chạm đá ngầm. Không có hải trình, không đài dự báo thời tiết, tất cả phải dựa vào cảm tính như: Kinh nghiệm nhìn hướng sao, hướng mặt trời. Đôi lúc thuyền băng qua những vùng biển mà mặt nước đen kịt, mới biết đó là những vùng biển chết, ở đó nước cực sâu, hoặc là có nước xoáy, không là đá ngầm. Nhưng khi đã có gan vượt đại dương bằng thuyền, thì họ sẵn sàng bất chấp mọi tai ương, miễn sao gang tay trên bản đồ, đường nào ngắn nhất thì hướng mũi tàu mà tiến.

 

Chiếc thuyền cá nhỏ mang trong mình những mạng người, tròng trành trên mặt biển, nhiều lúc đi qua những bãi đá ngầm tưởng như chết chắc, nhưng rồi như có phép màu phù hộ lại can qua. Những trận bảo biển kinh hoàng như từ trên trời đổ ập, con thuyền bị sóng cao như mái nhà đội lên đến tầng không rồi thụp xuống như bị nhấn vào lòng biển. Say sóng, thiếu chất, đi mãi không thấy bờ, tinh thần ai nấy đều suy sụp. Riêng Lê Lam từ ngày ra đi, dù rất mệt mỏi, chán chường nhưng luôn tỏ rõ là người bản lĩnh. Trong bất cứ hoàn cảnh nào trên đại dương, Lê Lam vẫn luôn là “lãnh đạo tinh thần” của mọi người. Lê Lam kể tiếp: “Có những lúc mọi người đã buông xuôi, cột hết dây thừng lại tay nhau để có mệnh hệ gì còn tìm thấy xác. Vậy mà như có phép màu, trong lúc tuyệt vọng lại sinh hi vọng, đó là lúc bất ngờ bão tan, gặp được tàu giúp đỡ”. Một tháng trôi qua, những ngày đầu tiên của tháng thứ 2 đến, cuối cùng cũng một ngày mọi người nhìn thấy một màu xám lớn lộ dần. Ai nấy đều ôm nhau mừng khôn xiết, quần đảo Hải Nam (Trung Quốc) nhú lên, lúc này họ cười trong tiếng khóc, mới biết mình đã sống.

 

Hành trình đến đảo Hải Nam đã quá gian nan, nhưng đó mới chỉ là một nửa chặng đường. Còn đến cái đích Hồng Kông vẫn còn vô vàn khó khăn mà nhóm phải trải qua. Muốn đi Hồng Kông buộc phải qua eo biển Lôi Châu (nằm giữa đảo Hải Nam và tỉnh Quảng Đông). Đây được xem là một eo biển chết, dân tị nạn tứ xứ bỏ mạng vô số ở đây vì không vượt qua nổi những ngọn chông đá ngầm. Chưa bao giờ đi qua, nhưng kinh nghiệm mách bảo Lê Lam phải tránh đường bằng cách chạy quặt vòng cung ra khơi, tuy tốn thời gian và nhiên liệu chút, nhưng lại an toàn, chiếc thuyền an toàn vượt “lời nguyền” qua eo biển chết. Xong, nhóm hành trình tiếp tục men theo hướng Đông Bắc, vượt qua Ma Cao và cập bến tại Hồng Kông. Đoạn kết của hành trình đến “thiên đường” đã không như Lê Lam và đồng bọn tưởng. Vừa đến nơi cảnh sát biển Hồng Kông bắt cả nhóm lùa vào trại tị nạn.

 

Đốt trại Sà- Coong, âm mưu đi Mỹ

Trại tị nạn Sà Coong của Hồng Kông lúc đó có quy mô khoảng 10.000 người, quy tụ dân vượt biên trái phép từ các nước trên thế giới đến Hồng Kông. Nói là trại tị nạn nhưng bên trong có rất nhiều băng nhóm giang hồ hoạt động, trong đó nổi lên băng người Việt gốc Hoa và băng người Việt. Trong số người Việt tị trong trại có những tên giang hồ đến từ Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh mà Lê Lam quen biết trước đó. Sự xuất hiện của Lê Lam trong trại tị nạn thực sự là “luồng gió mới”, chẳng mấy chốc đã thay đổi cục diện tranh giành quyền lực bấy lâu. Nhờ uy tín, Lê Lam được tôn lên làm đại ca đứng đầu khoảng 500 tên giang hồ người Việt, chuyên cướp giật, đánh nhau, tranh dành sự cai quản. Trong trại, băng giang hồ người Việt và người Hoa luôn xung khắc nhau. Đỉnh điểm của mâu thuẫn ấy là một trận tử chiến. Vào một đêm, Lê Lam chỉ đạo đàn em quết định đánh úp băng người Hoa và tuyên bố đốt trại. Sự kiện Lê Lam đốt trại tị nạn ở Hồng Kông lúc bấy giờ được báo giới đưa tin rầm rộ. Sau vụ đó Lê Lam cùng đàn em bị bắt, Lê Lam bị phạt 6 tháng tù, chuyển lên máy bay đưa ra một đảo nhỏ (người Hồng Kông gọi là đảo Bò, vì nuôi nhiều bò), nơi đây chỉ dành cho những tên tội phạm cứng đầu nhất. Ở đó có nhà tù hiện đại, có hàng rào điện tử, được bảo vệ bằng tia la –ze, một đội cảnh sát “đặc biệt” người Anh Quốc chuyên trị những tên tù đặc biệt như Lê Lam.

 

Cuộc sống trên đảo này cũng không mấy khắc nghiệt. Tuy nhiên, âm mưu trốn trại vẫn thôi thúc Lê Lam làm điều gì đó. Sau nhiều ngày điều nghiên, y nhận thấy rằng, từ nhà bếp của trại giam có đường cống thoát nước, dẫn thông ra bờ biển và được ngăn bằng tấm lưới sắt, thanh lớn như ngón chân cái. Đường cống này người lớn có thể chui lọt, nó trở thành điều lý tưởng để Lê Lam hiện thực âm mưu của mình. Để thực hiện, Lê Lam cùng đàn em viết thư xin vào làm nấu ăn trong gian bếp. Được chấp nhận, ngày cãi tạo ngoan ngoãn, đêm đến Lê Lam cho đàn em mang nước tiểu đổ vào tấm lưới dưới cống ngầm. Việc này ngày nào cũng được tiến hành lặp đi lặp lại. Một tháng trôi qua, áng chừng thanh sắt ô xi hóa và ghỉ đến lõi đó là thời cơ thận lợi để đáo trại. Vào một đêm tối đục, Lê Lam cùng đồng bọn men theo đường cống, giật bay tấm lưới sắt, an toàn chui ra bờ biển, lợi dụng sơ hở, y đánh cướp một tàu. Lần này Lê Lam lại có ý định đi hướng mặt trời mọc, để đến “thế giới tự do” (Mỹ).

 

Gian nan đường đến Nhật

 

Sau khi cướp được một con tàu tại đảo Bò, Lê Lam cùng bạn tù nhằm hướng đông Bắc chạy, với ý định sau khi sang Nhật sẽ tìm cách đi Mỹ. Một hành trình gian nan lại tiếp tục với tên tội phạm quốc tế Lê Lam. Cũng như lần trước y vượt biển bằng thuyền từ Việt Nam đi Hồng Kông, chỉ khác lần này Lê Lam đi bằng tàu. Ngay trong đêm, bằng con tàu cướp được y vượt lên Thượng Hải. Nhìn trên bản đồ thì gần vậy nhưng kỳ thực, khi đi mới thấy xa vời vợi. Do tàu cướp nên không dám dừng lại xin hay tiếp nhiên liệu, mà cứ nhằm hướng Đông Bắc tăng ga thục mạng. Cho đến khi trên tàu không còn một giọt nước, cả nhóm khát cháy cổ, giữa biển khơi, ai nấy đều rơi vào tuyệt vọng. Lần này Lê Lam cũng kiệt quệ vì khát, mọi người đang nhìn nhau không biết tính thế nào, chợt tiếng Lê Lam cất lên: “Đằng nào cũng chết. Thôi thì không nước ngọt thì tao uống nước mặn”. Dứt lời, Lê Lam thòng chiếc can vục một gàu nước biển, bỏ bào miệng, một vị ngọt thấm đầu lưỡi, Lê Lam hét lên vui mừng: “Trời chúng bay ơi, nước ngọt”. “Đang nằm mơ hả anh Lam?”, một đàn em không tin hỏi giọng nhạo báng, sau đó cả bọn nếm thửt. “Trời đất, sự thật là nước ngọt, nhưng ở đâu ra?”, cả bọn nhìn nhau cùng chung một vẻ ngạc nhiên. Thế rồi những phuy nước được vục đầy để dự trử, hành trình tiếp tục. Nói về điều kỳ lạ, sau này Lê Lam mới biết rằng, tàu của y đã đến địa phận Thượng Hải mà không hay, còn “dòng nước ngọt phép màu” giữa biển đó, thực chất là luồng nước ngọt từ sông Hoàng Phố, một con sông khổng lồ đổ ra từ bến Thượng Hải. Nguồn nước mạnh và nhiều đến nỗi, khi ra đến biển nước vẫn không bị pha trộn.

 

Cuộc hành trình của con tàu giang hồ ghé lại Thượng Hải tiếp nhiên liệu, lương thực rồi tiếp tục vượt lên Triều Tiên, vòng xuống Hàn Quốc, sau đó chạy qua Nhật Bản. Tại đây, cả nhóm lại bị bắt vào trại tị nạn Ômura. Sau một trận ẩu đả xuýt mất mạng, Lê Lam và đàn em bị biệt giam. Lê Lam lại đào một đường hầm xuyên lòng đất, với âm mưu trốn trại, nhưng bị phát hiện. Bị giam cầm một thời gian sau, cả nhóm được Liên Hợp Quốc bảo trợ chuyển cho Đại sứ quán Việt Nam. Lê Lam và đồng bọn được đưa lên máy bay về nước. Chấm dứt hành trình lênh đênh trên biển, vào tù ra khám, nhục nhã ở xứ người và giấc mơ đi Mỹ hoàn toàn tan vỡ.

 

“Hùm xám” Lê Lam khước từ lời mời bảo kê của đại ca Năm Cam

Mãn hạn 3 năm “ăn cơm phần, mặc áo số” mang thân phận tù quốc tế tại trại giam Thu Dụng (Nhật Bản). Lê Lam và đàn em được Liên Hợp Quốc chuyển giao cho Bộ ngoại giao Việt Nam, lên máy bay về nước. Tuy nhiên, ở quê nhà y vẫn không chịu làm người lương thiện. Trở lại con đường cũ, ngược Tây Nguyên, xuôi miền Nam tiếp tục làm giang hồ. Y nằm trong tầm thu phục của trùm Năm Cam, tuy nhiên điều hiếm có là trong lần đại ca Năm Cam đề nghị nhập băng nhóm, y thẳng thừng lắc đầu từ chối.

Con ngựa bất kham

Có lẽ Lê Lam là gã giang hồ đặc biệt nhất mà trong nhiều năm tiếp xúc với nhân vật hoàn lương tôi từng biết. Lê Lam có những giai đoạn phát triển tâm lý và tính cách rất phức tạp, không tuân theo quy luật tâm lý ma chúng ta thường thấy. Người ta nói, con chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi có ngày chồn chân, riêng Lê Lam thì không. Đoạn đời giang hồ đã qua là chuyến trượt dài, trên con đường tội lỗi mà y chưa một lần mảy may cúi đầu nhìn lại. Cho đến ngày rủ bỏ thân phận tù Quốc tế tại ở Nhật trở về, y vẫn sóng theo lề thói của một kẻ giang hồ, vẫn là một con ngựa bất kham không hơn không kém. “Ngày về Việt Nam, tôi được chế độ tù của Liên Hợp Quốc nên có một số tiền khá lớn so với thời điểm đầu những năm 90. Tuy nhiên, tôi tiêu tất cả vào những cuộc ăn chơi vô bờ bến, đó cũng chính là giai đoạn mới trong chuỗi hành trình tội lỗi của tôi”, Lê Lam nhớ lại.

Ở quên nhà, cô vợ giả cưới để làm bức bình phong vượt biên ngày nào giờ đã thành vợ thật, đứa trai đầu lòng ra đời cuộc sống vốn nghèo khó thêm khó khăn. Nhưng thay vì dành dụm tiền bạc cho vợ con thì Lê Lam lại ăn chơi, nhậu nhẹt bét nhè, không cho vợ một cắc. Vợ khóc lóc van xin y không nhũn lòng mà đánh cho thừa sống thiếu chết, cha mẹ khuyên răn y cũng không nương tay. Lê Lam tự nhận xét giai đoạn này bằng những câu như thế này: “Có thể nói ngày đó tôi đã đạt đến đỉnh điểm của sự tha hóa. Với người đời bất nhân, với cha mẹ thì bất hiếu, với anh em thì bất nghĩa, với vợ con là kẻ vô trách nhiệm”. Nhà có gì giá trị Lê Lam lôi ra bán hết, tuồn vào những trận ăn nhậu ngày nối ngày như không có hồi kết. Hể về đến nhà y lại như ngứa ngáy chân tay, chỉ chờ vợ cãi lại 1 câu, y như rằng gã lại lôi vợ ra làm bia trút giận. Những trận y đánh vợ mình thừa sống thiếu chết, không biết đâu mà kể, cha y nặng nhẹ khuyên răn y cũng đánh luôn. Lê Lam tự thú với tôi “những câu chuyện không muốn kể” như thế này.

Có lần, người em rể là việt kiều Mỹ về nước thăm nhà, thấy Lê Lam chẳng chịu tu chí làm ăn nên ra lời chê bai, chửi bới làm y phật lòng. Chuyện chẳng đáng, thế mà y cầm cái đục đi cùng hai thằng đệ đến tận nhà hỏi tội. Lúc đó trong nhà em rể có 7 anh trai to cao lực lưỡng nhưng không cản được thói hung hãn, côn đồ của ông anh vợ. Một nhát đâm vào tay đứa cháu ruột của con em rể khiến hắn phải gặp lại còng số 8. Công an bắt lên huyện nhốt một đêm và phạt tiền cảnh cáo. Trở về y vẫn không sợ, hắn tiếp tục dọa nạt em rể, tuyên bố sẽ trả thù tại sân bay Tân Sơn Nhất. Thế là mới về Việt Nam chưa đầy hai tuần, hai vợ chồng và mấy đứa con nửa đêm phải nhờ công an, bộ đội biên phòng bí mật thuê xe trốn ra sân bay Phú Bài chuồn thẳng về Mỹ.

Những vụ gây hấn trên chỉ là nhỏ so với tội lỗi mà y từng gây ra cho cha mẹ, thực sự khiến nhiều người chứng kiến còn sởn cả da gà gọi Lê Lam là “đồ súc vật”. Ấy là chuyện gia đình y trồng được 3 cây bí ngô, khi cây lớn lên trổ được 13 quả. 13 quả bí ngô được xem như tài sản quý nhất của gia đình phòng lúc đói kém. Mỗi qủa bí to như cái thúng, nếu xả ra nấu cháo cũng phải ăn đến nửa tháng. Vậy mà trong lúc đi chơi chán về, mẹ chưa kịp nấu cơm, hắn nổi cơn ngang tàng lôi 13 quả bí ra sân bằm nát. Người cha nhìn thấy kêu trời kêu đất và chửi rủa. Sẵn cơn tức giận, hắn đấm cha gục xuống đất, mẹ chạy ra can cũng bị hất tay xô ngã.

Chưa dừng lại ở đó, đứa em dâu trong nhà cũng chỉ vì khuyên can vài ba câu cũng bị hắn đấm thẳng mặt, rơi hai chiếc răng cửa. Có lần đi uống rượu về, vợ than phiền khiến hắn tự ái trước mặt bạn bè, thế là hắn đùng đùng đòi treo cổ vợ. Sau khi cột sợi dây 2m lên băng kèo, Lê Lam kéo vợ đòi thắt cổ. Cô vợ gào thét cố vùng vẫy thoát thân, thì hắn càng kéo vào đánh đập túi bụi. Nhà cha mẹ vợ cách đó không xa, 3 đứa em vợ và cha mẹ vợ đứng đó chỉ biết khóc mà không thể làm gì. Khi kéo choàng được sợi dây vào người vợ thì dân trong làng đánh liều nhảy vào khóa tay hắn, đưa đi chỗ khác. Mỗi khi Lê Lam ra đường, người ta đều xa lánh như thấy hủi. Nói đúng hơn, làng xóm không chịu thừa nhận một kẻ bất nhân như Lê Lam, biết không còn chỗ ở làng, y quyết định dắt vợ con ngược Tây Nguyên đi “làm ăn” theo phong trào đi vùng kinh tế mới ở quê ngày đó.

Lời khước từ đại ca Năm Cam

Lần đầu tiên cha mẹ thấy đứa con “vô công rồi nghề” dẫn vợ con đi làm ăn, ai nấy mừng khấp khởi, hi vọng thay tính đổi nết, tu chí lương thiện. Nhưng dân làng không tin lắm vào sự hướng thiện của Lê Lam, người ta xem sự ra đi của gã giang hồ là một niềm vui, vì từ đây làng xã yên bình, không còn kẻ quậy phá. Còn bản thân y thì sao? Lê Lam nhớ lại: “Khi dẫn vợ con lên Tây Nguyên tôi cũng chẳng coa quyết tâm gì, thấy dân làng ghét bỏ, vậy là tôi đi mà thôi”. Tại thôn Buôn Chua, xã Buôn Cháy, Buôn Mê Thuột (Đắc Lắc), một kẻ quen ăn xổi ở thì, công việc phát nương làm rẫy, cuốc đất sao mà khó đến thế. Lại sống cảnh rừng núi muỗi mòng, nghèo khó y than vãn nhiều hơn là xắn tay vào làm việc. 3 năm vạ vật siêng ăn nhác làm, cuộc sống khó khăn, trong khi đó mấy đứa đàn em giang hồ ở Bình Dương lại liên lạc, lôi kéo y lại dẫn vợ con xuôi phương Nam, trở lại con đường giang hồ của hơn chục năm trước, thời điểm đó vào năm 2000.

Tại khu vực Sóng Thần (TX. Dĩ An, Bình Dương), Lê Lam nắm giữ trong tay một lực lượng đàn em hùng hậu, bảo kê nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, tiệm mát-xa…và kể cả chặn xe Bắc- Nam “xin” tiền. Vùng hoạt động bao hết các điểm giáp ranh giữa Thủ Đức (TP.HCM), Biên Hòa (Đồng Nai). Những nhà hàng nào không nộp tiền cho Lê Lam, bị y dằn mặt cho phải đóng cữa, hoặc bằng cách này cách khác sẽ phải đóng cửa. Những trận thanh trừng đẫm máu giữa các băng nhóm tranh dành lãnh địa cũng thường xuyên xảy ra liên miên, dân chúng hể nhắc đến băng nhóm Lê Lam ai nấy cũng sỡn da gà. Khiến vùng này luôn trong tình trạng an ninh bất ổn, công an phải liên tục truy quét nhưng bất thành. Cũng từ đây Lê Lam nổi lên thành băng nhóm hùng hậu, soán địa bàn cùng hệ thống giang hồ của đại ca Năm Cam, khiến đại ca Năm Cam cũng phải dè chừng. Vậy là trùm bảo kê Lê Lam lại nằm trong tầm mắt thu phục của đại ca Năm Cam.

Lê Lam phân tích mối quan hệ về bản chất giang hồ của băng nhóm mình và của Lê Lam: “Tuy đều là giang hồ, nhưng băng của tôi và của Năm Cam có hướng và cách làm ăn khác nhau. Trong khi chúng tôi chỉ cướp giật, bảo kê lấy tiền ăn qua ngày, thì băng nhóm của Năm Cam lại tích góp vào kinh doanh. Hơn nữa băng nhóm của chúng tôi không cho phép đổi mạng người lấy tiền bạc, đó là nguyên tắc, trong khi băng của Năm Cam thì ngược lại, bất chấp tất cả. Vậy nên trong nhiều lần chè chén cùng Năm Cam, ông ta có ngõ ý khuyên tôi trở về làm dưới trướng, nhưng tôi đâu có đồng ý”. Cuộc giao kèo của trùm giang hồ Năm Cam với gã đại ca từng sống trại tù quốc tế được tái tái hiện qua lời kể của Lê Lam. Trong một quộc nhậu đại ca Năm cất lời khàn khàn: “Anh coi bộ chú em cũng có chút địa vị trong giới giang hồ. Giờ anh đang gây dựng sự nghiệp, chú mày chưa tính ở đâu thì về quản hộ anh sòng bạc nằm trên quận Tân Bình. Làm việc với anh chú mày sẽ không bao giờ chịu thiệt".

Lê Lam lấy cớ từ chối khéo: "Anh Hai cho em tiền nhậu thì em cảm ơn, chứ giờ em cũng không khoái lắm mấy cái sòng bạc. Em quen nhảy tàu, ăn cướp quen rồi, sợ không gánh vác được tránh nhiệm anh giao phó”. Nhiều lần sau Năm Cam hết lời mời nài, nhưng trước sau một hai Lê Lam không chịu. Biết bản tính Lê Lam qua đám đệ tử từng đồn thổi nên Năm Cam cũng đành thôi. Có lẽ đó là lần duy nhất Lê Lam tỉnh táo biết dừng lại trước bóng đêm tội lỗi, vì ngay những ngày đó Lê Lam đã nhìn thấy phương cách làm ăn của Năm Cam có”vấn đề”. Để sau này hệ thống giang hồ mạng nhện này sụp đổ, trong khi băng nhóm của Lê Lam vẫn an toàn.

Kiếm tiền bằng nghề bất chính, đứng đầu một lực lượng đàn em đông đảo, với Lê Lam, tiền bạc luôn thừa nhưng không hiểu sao, tình cảm con người luôn thiếu. Nhất là khu phố nơi y và vợ con thuê nhà tá túc, hể thấy Lê Lam ai nấy đều khiếp vía, không dám nhìn mặt. Vợ con của y cũng liên lụy rất nhiều vì thân phận giang hồ của y, nhiều lúc một mình qua làn khói thuốc, y thấy trước một tương lai nhãn tiền rằng bị người đời khinh miệt xa lánh. “Lẽ nào cuộc đời làm kiếp giang hồ mãi? Mình sẽ làm đại ca mãi đến hết cuộc đời? Luật giang hồ mạnh thắng, yếu thua, cá lớn nuốt cá bé, rồi sẽ có một ngày thất thế, ai đảm bảo tính mạng, cuộc sống,vợ con mình?”, hàng loạt câu hỏi tự đặt ra, không hiểu sao lần đầu tiên bản thân thấy dờn dợn. Lần đầu tiên gã giang hồ sợ kiếp giang hồ.

Nhân duyên “thiên định” và cuộc lột xác kỳ lạ quay về nẻo thiện

Ngẫm lại quảng đời triền miên tội lỗi của mình, Lê Lam đã sám hối và đoạn tuyêt quá khứ, quy y phật pháp. Quyết định làm lại cuộc đời từ con số o với công việc từ thiện. Đó là cách anh tìm lại chữ tâm sau bao năm đánh mất, đó cũng là cách Lê Lam trả lại những năm tháng “nợ” đời.

Khi giang hồ biết… sợ

Như đã nói ở kỳ trước, đứng trên đỉnh cao quyền lực của giới giang hồ, lần đầu tiên Lê Lam quay đầu nhìn lại những gì đã qua, những câu hỏi tự đặt ra rồi không thể có câu trả lời, cùng những đoán định về một viễn cảnh không mấy tốt đẹp nhãn tiền. Lần đầu tiên trong lòng y thấy dờn dợn, nói đúng hơn, lần đầu tiên một kẻ ngang dọc biết sợ chính mình. Lê Lam thường gây chuyện, khiến khu phố Đồng An, (TX Dĩ An, Bình Dương), nơi y thuê trọ ai nấy đều chán ngán. Khi anh ta xuất hiện, người người tìm cách xa lánh. Vẫn là đại ca trong giới giang hồ, nhưng giờ đây sao gã thấy mình lạc lõng, một cảm giác bị miệt thị và gạt ra ngoài xã hội. Chán nản Lê Lam sinh rượu chè, hút ma túy, gây sự.

Thế rồi, trong hoàn cảnh bi đát đó đó Lê Lam gặp ông Trường, tuổi đáng bậc cha chú, là đồng hương tốt bụng theo đạo Phật, cũng là hàng xóm thân cận nhất của Lê Lam. Nghe tiếng Lê Lam một tên tội phạm khét tiếng miền biển Quảng Trị từ lâu, với con mắt “gạn đục khơi trong” của mình, qua một vài lần tiếp xúc, ông hiểu rằng ẩn sau con người tội lỗi của Lê Lam là một bản chất lương thiện. Rồi một ngày ông đến gặp Lê Lam và nói: “Cháu không hẳn là người xấu, hơn nữa tôi biết cháu có tài. Có điều cháu không dùng tài để làm việc tốt, không dùng tính thiện để giúp người”. Lần đầu tiên được nghe một người trò chuyện với mình bằng thái độ ôn tồn vỗ về, điều đó khiến Lê Lam phải bối rối suy nghĩ.

Ông Trường thường sang nhà Lê Lam chơi, khó khăn ông giúp, túng thiếu ông cho tiền, đói ông đi mua cho ăn, cần tâm sự ông nghe, điều chưa tỏ ông giảng giải. Ông sống bằng cái tâm nhiệt thành với Lê Lam. Những câu chuyện về đạo lý, về nhân quả thế gian, về kiếp con người… được ông truyền giảng ngay trong những lần trò chuyện. Lần đầu nghe bỏ qua tai, lần 2 nghe suy nghĩ, rồi những lần sau Lê Lam thấy thẩm thấu vào lương tri, liên hệ với bản thân mình thấy sao mà đúng đến thế. Lê Lam dần thấy cảm động trước con người bình dị mà cao cả ấy, những câu chuyện của người hàng xóm đáng kính làm Lê Lam ngộ ra rất nhiều điều. Anh nhận ra sai lầm trong quá khứ, bản thân đã gây không biết tai ương cho xã hội, bao oan trái cho người khác, phá tan bao hạnh phúc gia đình. Hơn 40 tuổi đầu, người ta đã công thành danh toại, còn bản thân Lê Lam như “cuốn nhật ký” dày cộm những tội lỗi. Với cha mẹ thì bất hiếu, với anh em thất nghĩa, với người đời bất nhân, với vợ con vô trách nhiệm. Một gã mạt hạng không hơn không kém. Chưa bao giờ y cảm thấy căm ghét con người mình như lúc này. Nhưng đó là may cho y, khi đã thấy ghét bản thân nghĩa là người ta đã biết yêu thương mình.

Lê Lam vò trán dằn vặt: “Sự nghiệp giang hồ có thể theo đuổi được cả đời sao? Đàn em rồi sẽ có ngày nó bỏ đi, tuổi già sẽ ập đến, người oán sẽ tìm đến trả thù, người thân chán nản mà xa lánh. Gieo oán gặt họa, đó là quy luật đất trời”. Gã giang hồ tội lỗi lần đầu tiên sực tỉnh trong sự hoang mang và hối hận. Y thèm được quay đầu làm người lương thiện. Nhưng gã thoạt băn khoăn : “Liệu người đời có chấp nhận một Lê Lam tội lỗi khi quay đầu hay không?”. Trong lúc phân vân thì bác Trường hàng xóm đến vỗ vai động viên: “ Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại, vấn đề là bản thân cháu có chịu quay đầu hay không. Con người sinh ra vốn thiện căn, sẫy chân sa ngã là do hoàn cảnh”. Như người tuyệt vọng tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm, Lê Lam nhìn bác với ánh mắt tôn kính: “Đúng! Chẳng có gì là muộn cả, phải làm lại cuộc đời thôi”.

Cuộc chiến “chia tay” nàng tiên nâu

Là đại ca giang hồ, nhưng Lê Lam luôn là người nói đi đôi với làm. Suy nghĩ “nát đầu”, rồi một ngày gã dõng dạc đứng trước vợ con tuyên bố: “Từ nay tôi sẽ đoạn tuyệt kiếp giang hồ, rũ bỏ hết tội lỗi, quay đầu làm người lương thiện”. Nghe tuyên bố của chồng, người vợ khốn khổ như lạc tai, òa khóc trong niềm hi vọng về sự đổi thay của người chồng tội lỗi. Cái tin Lê Lam đoạn tuyệt kiếp giang hồ làm người ta sững sốt. Người bỉu môi: “Lê Lam đi làm người lương thiện ư?, Có tin được không?”, người thẳng thừng mạt sát: “Loại tán tận lương tâm như Lê Lam mà còn có thể quay đầu được chăng?”. Nhưng khối người hi vọng: “Có thể lắm chứ, một tên giang hồ nghĩa hiệp như Lê Lam chưa hẳn đã mất đức”. Nhưng điều sững sốt nhất là khi những người trong gia Lê Lam ở quê hay tin. Người cha già của Lê Lam ngoài quê rưng rưng lệ điện vào nhắn nhủ: “Đó là niềm mong mỏi cuối đời của cha”. Còn họ hàng ai cũng bất ngờ đến nỗi, đích thân đón xe vào tận Bình Dương xác minh thông tin, mới hay là đúng thật.

Nhưng giữa nói và làm là một khoảng cách, nhất là Lê Lam hiện là một người đang mắc nghiện ma túy nặng. Y bước sâu vào con đường tội lỗi cũng vì nó, những năm xuân xanh trôi qua trong song sắt xét cho cùng cũng do cái giá đắt mà ma túy gây ra. Lê Lam nghĩ: “Một khi còn sống chung với ma túy, bản thân còn phải mang tội. Nếu như ngày trước ở trại giáo dưỡng vì dây ma túy mà vấp ngã, thì nay cũng vì ma túy mà phải đoạn tuyệt, ngã ở đâu đứng dậy ở đó”.

Và, Lê Lam lên kế hoạch cai. Căn trọ thuê của gia đình, được vợ chừa lại một gác nhỏ làm nơi tự cai nghiện. Căn gác trống, không có cửa, ở đó để một chiếc chiếu, một cuốn kinh phật, một chỗi hạt cườm. Lê Lam quyết định dùng tư tưởng của Phật giáo để bài trừ ma túy. Cách làm mà chắc có lẽ từ trước đến nay chỉ có gã chọn. Vì như anh nói: “Nếu cái tâm si (yêu, thích) làm người ta thu nạp ma túy, thì nay cũng phải lấy cái tâm sân (ghét, giận) để đẩy, bài trừ nó đi”, một chiêm nghiệm rất đúng và trúng. Muốn dứt khỏi “con ma túy” thì cần phải đối diện, nhìn thẳng và phải hành động.

Ngày qua ngày trong căn gác nhỏ Lê Lam ngồi chắp tay, nhắm mắt thiền, khi đói ăn chay, lúc lên cơn nghiện mở khinh tụng, quán tưởng về những gì đức Phật dạy, lúc đó cơn nghiện sẽ tan đi. Anh kể: “Có những lúc lên cơn phì bọt mép, thân như bị xô ngã. Nhưng đã ngã là thất bại, tôi không cho phép xảy ra điều đó”. Điều thú vị nhất mà Lê lam chiêm nghiệm được trong quá trình tự cai nghiện là, lấy cái tâm Phật làm điểm tựa: “Khi nào lên cơn nghiện tôi lại nhớ tới đức Phật, người cai mà ma túy mà không có “điểm tựa” thì coi như thất bại”.

Trả nợ cuộc đời

Sau hơn 1 năm “vật lộn” với “nàng tiên nâu” (ma túy), cuối cùng Lê Lam cũng đoạn tuyệt hẳn. Cuốn kinh Phật Lê Lam đã đọc hết, tư tưởng cơ bản của đạo Phật thấm nhuần khi nào không hay. Không những thế, anh ngộ ra, và hiểu rất nhiều điều về nhân-tình-thế-thái. Không còn lý do gì để Lê Lam chối bỏ đạo Phật. Ngày 23/1/2005, anh chính thức được quy y tại Chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn, TP.HCM), lấy Pháp danh Tịnh Long. Từ nay Lê Lam có thêm cái tên nhà Phật, cuộc đời chính thức sang trang, anh quyết định dốc toàn lực đi làm từ thiện. Tin Lê Lam theo đạo phật, vang đi khắp nơi, căn nhà của Lê Lam liên tục đón tiếp bạn bè bốn phương đến thăm hỏi.

Phải rất nhiều ngày liên tục gọi điện hẹn, tôi mới may mắn gặp được Lê Lam, vì anh luôn luôn bận bịu với công việc từ thiện. Người ta bảo, gần 10 năm đoạn tuyệt kiếp giang hồ đi làm từ thiện, Lê Lam vẫn nhiệt tình như thế. Sống hết mình, dốc tận tâm, giúp đỡ bất cứ ai khốn khó mà không một chút toan tính.

Hơn 200 chuyến từ thiện từ trại trẻ mồ côi ở Bình Thuận đến mãi những buôn nghèo ở miền Tây tỉnh Đắc Lắc. Từ miền địa đầu Lào Cai đến cực Nam mũi Cà Mau tổ quốc, đã in dấu chân Tịnh Long trong 10 năm qua. Anh suy tính gấp, nói gấp và làm gấp, như thể lo thời gian vuột mất, như sợ kiếp này không kịp trả hết nợ cho cuộc đời. Giờ đây, những tháng ngày u tối đã qua, sau những gì làm được, anh thấy cái tâm thanh thản đến lạ, lạc quan và yêu đời. Nay nhắc đến Tịnh Long người ta biết anh với tư cách là nhà từ thiện nhiệt huyết. Còn Lê Lam, cái tên từng gây bao sóng gió cho xã hội, giờ đây chỉ còn là quá vãng của một thời lầm lỗi.

Gã giang hồ nghĩa hiệp gác kiếm quay đầu làm từ thiện

Hơn 10 năm gác kiếm, hàng trăm chuyến từ thiện, bước chân Lê Lam đã chạm đến khắp mọi miền cả nước. Nơi nào có người nghèo, khổ đau, bất hạnh Lê Lam tìm đến. Anh khóc khi người ta đau, anh vui khi thấy người ta hạnh phúc. Thay vì nói, anh bắt tay vào hành động, làm một cách nhiệt huyết, bằng cái tâm nhân văn, không chỉ kịp thời mà còn đúng và trúng. Những trường hợp được Lê Lam kêu gọi giúp đỡ đều đã thoát khỏi vũng bùn khốn khó, tìm thấy hi vọng mới trong cuộc đời.

“Lục Vân Tiên” giúp người qua đường

Những câu chuyện về quảng đời giang hồ Lê Lam như trang tiểu thuyết đầy rẫy những bước ngoặt, khi lên voi xuống chó, lúc chìm khi nổi luôn khêu gợi bản năng ưa khám phá của tôi. Phải công nhận Lê Lam là một trường hợp giang hồ hoàn lương kỳ lạ mà tôi từng gặp. Kỳ lạ bởi, đoạn đời nào anh cũng làm nên tiểu thiết. Tôi gọi vui cuộc đời Lam Lam là một cuốn tiểu thuyết chia đôi. Phần đầu là ngày tháng u tối, còn phần sau là mmnhững ngày tươi sáng, nửa đầu là đoạn đời lang bạt, nửa sau là bến đổ hạnh phúc.Nghe, anh cười gật gật, anh bảo, bây giờ rất thanh thản vói những trang cuối của của “bộ tiểu thuyết” cuộc đời mình. Giờ không còn là kẻ giang hồ tội lỗi, anh dám thẳng thừng đối diện với những gì đã qua, tự phanh phui tất cả để từ đó sửa chửa, rút kinh nghiệm. Và anh đã và đang dốc hết sức để “viết” nốt phần “tiểu thuyết” còn lại. Thế nhưng, bảo anh kể lại những gì bản thân đã giúp đỡ người khác, trong hàng chục năm từ thiện, anh cứ chối quây quẩy. Anh bảo rằng tất cả chưa bằng một góc những sai lầm mà cuộc đời giang hồ của anh đã gây ra. Tôi phải nằng nặc mãi, anh mới chịu gật đầu, nhưng trước sau như một anh chỉ kể những câu chuyện giúp người mà anh thấy tâm đắc nhất. Những câu chuyện gã giang hồ làm việc thiện, cũng đậm chất hào hiệp, khác người.

Đó là trường hợp anh cứu một cô gái Nguyễn Thị Mỹ Linh (16 tuổi, Nha Trang) khỏi động mại dâm, trở lại với đời, một câu chuyện đậm chất tiểu thuyết chỉ có ở trong phim kiếm hiệp. Vào cuối năm 2010, đang đi trên đường đoạn qua chợ Lái Thiêu (Thuận An, Bình Dương), Lê Lam bất ngờ gặp một đám đông đang vây kín mặt đường, xe cộ ùn tắc. Dừng xe bên vệ đường, Lê Lam đến vạch đám đông xem sự tình. Trước mắt là một cô gái trẻ đang thút tít khóc, vây quanh là một đám bặm trợn đang xỉ vả, đánh đập. Một tên hùng hổ đe dọa: “Mày mà không trả tiền cho bọn tao thì đừng có mơ có con đường sống”, kẻ khác sẵn tay nắm tóc dúi đầu cô bé xuống nền đường nhục mạ. Trước những thân hình hộ pháp kia, cô gái sợ, hết lời khóc lóc van xin, thế nhưng đám người này vẫn không hạ giọng. Kinh ghiệm trải đời cho Lê Lam biết rằng, đây là một cuộc xiết nợ mà nạn nhân chính là cô gái. Không để đám người kia tiếp tục vung tay múa chân nữa. Trong khi một kẻ đị dơ tay định tát cô gái, thì Lê Lam lao ngay vào chụp lấy, cương giọng: “Này, bọn mày làm gì đấy?”, đám người dừng tay: “Mày là ai mà dám xí vào chuyện của bọn tao?”. Lê Lam tiếp lời: “Bọn bay chẳng cần biết tao là ai, tóm lại là cô gái làm gì sai?”, một tên trả lời: “Nó vay chủ nhà bọn tao 4,5 triệu, lâu rồi mà vẫn không chụi trả”. Không nhiều lời, Lê Lam móc ví, lấy ra cọc tiền đưa và cương giọng nói như tuyên bố: “Đây, chúng bay cầm lấy, và nhớ rằng, thằng nào còn đụng lại một sợi tóc cô gái thì đừng trách tao”. Nhận được tiền, lại gặp một kẻ “rắn” như Lê Lam, không đứa nào dám ho he, một người ở đám đông rẻ bước vào gé tai một tên bặm trợn nói gì, thế rồi cả bọn nhìn nhau gật đầu rút lui. Sau này, người dân cho biết, kẻ đến nói nhỏ kia là người nhận ra Lê Lam, một giang hồ ẩn danh từng chọc trời khuấy nước ở khắp Bình Dương. Sau câu chuyện “gặp bất bình chẳng tha”, Lê Lam tiếp tục lần tìm về quê của cô để xác minh hoàn cảnh cô gái. Anh đã sững người khi biết rằng cô gái đang tận cùng của nỗi bất hạnh. Câu chuyện của cô bé Nguyễn Thị Mỹ Linh được Lê Lam kể gọn thế này. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở làng quê Nha Trang. Cả cha và mẹ cô bé mất sớm, 4 anh chị em Linh côi cút, chị đi lấy chồng, hai anh trai lao vào buôn bán ma túy phải vào tù, 12 tuổi cô bé không còn ai nương tựa, phải giả biệt quê hương lang thang xứ người làm thuê. Bước đường mưu sinh đưa chân Linh vào mảnh đất Bình Dương khi cô tròn 16 tuổi. Cô đã phải làm nhân viên trong các quán bia, quán nhậu, làm thứ mua vui cho cánh bợm, nhậu, dân thừa tiền. Cô phải vay nợ vạ vật qua ngày, không có trả bị trù dập, đúng lúc đó thì Lê Lam xuất hiện, kéo cuộc đời cô từ bóng tối ra ánh sáng, đem niềm tin và hi vọng mới cho cô bé. Không những thế, để cô gái có một tương lai, Lê Lam đã bớt chút tiền bạc của vợ, trực tiếp đi vận động những tấm lòng hão tâm khắp nơi ủng hộ về giúp cô bé. Được giúp đỡ Mỹ Linh đã lấy lại niềm tin, từ đó đoạn tuyệt hoàn toàn kiếp sống buông thả. Nay cô đã có một người chồng siêng năng và một mái ấm hạnh phúc tại Núi Cấm (An Giang). Nay cô gái vẫn thường xuyên đến thăm Lê Lam, và coi đó là người mở cánh cửa hi vọng cuộc đời cô.

Câu chuyện Lê Lam cứu một gia đình tận cùng của bất hạnh ở Đồng Nai, đến nay vẫn làm xúc động trái tim bao người. Câu chuyện này Lê Lam được chính quyền sở tại hoan nghênh, cảm ơn rất nhiều. Trong một lần cùng đoàn đi trao quà từ thiện cho người nghèo ở Vũng Tàu về qua QL.51, đoạn huyện Long Thành (Đồng Nai), đang nghỉ ngơi thì tình cờ có người điện đến báo: “Trường hợp tận cùng đau khổ này chỉ có Lê Lam mới giúp đỡ được, mong anh đến sớm”. Cho đoàn về trước, Lê Lam cùng một người trong đoàn lập tức mang máy quay                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                him lần ngay địa chỉ trên. Khi bước chân vào nhà, anh đã rụng rời chân tay khi nhan nhãn người điên, bệnh tật đang nằm la liệt trước mắt. 2 người già bị xích vào chân dười, người thì đứng nhảy múa, kẻ thì mắt mày trợn ngược, tất cả đều cười nói trong vô thức, riêng ở trên tấm ván kê sơ sài có một người đàn ông trẻ đang nằm thì bất động, mình mẫy lở loét, cô gái ngồi lâu mới thấy một cô gái trẻ mồ môi lấm tấm, mặt mũi nhem nhuốc vừa đi về với bao ve chai. Hỏi ra mới biết,người phụ nữ trẻ này là người còn tỉnh duy nhất trong nhà. Cô là vợ của người đàn ông nằm trên ván chờ chết, hiện cô phải đi nhặt ve chai để nuôi sống 5 người vừa bệnh, vừa điên trong gia đình mà bát cháo cũng không thể đủ ăn. Hỏi chuyện mới biết, cái số bất hạnh đẩy cô vào tận cùng đáy vực khổ đau. Cô ở mãi tận miệt sông nước Cần Thơ, chồng cô lái xe ô tô, trong một lần anh đi lái xe thì gặp cô ngay tại Cần Thơ, hai người sớm bén duyên và hẹn thề kết duyên. Tuy nhiên, trong câu chuyện yêu đương, vì tự ti về gia đình nên chàng trai không dám kể về hoàn cảnh gia đình. Trong lần cô gái lên Vũng Tàu nghỉ mát thì có lần theo địa chỉ ghé vào nhà chàng trai chơi. Cô gái rụng rời khi biết nhà chồng tương lai có đến 4 người điên. Nhưng đã trót hứa hẹn, cuối cùng cô vẫn chấp nhận thực tại, trở về làm dâu trong ngôi nhà điên đó, bất hạnh đến với cô khi người chồng đi lái xe tai nạn bặt tăm 24 ngày, khi tìm được thì chồng cô chỉ còn cầm hơi yếu ớt, không lâu sau đó đã qua đời. Không thể chậm hơn, Lê Lam dựng máy quay, làm ngay ký sự tại hiện trường. Khi cuốn phim “Nước mắt phận làm dâu” kể về cuộc đời cô gái được phát tán, đã đánh động bao trái tim nhân ái, chỉ trong thời gian ngắn cô gái được động viên hỏi thăm, giúp đỡ từ khắp nơi. Cuộc đời cô gái chính thức sang trang, hiện nay đã trở nên khá dã và coi Lê Lam như người cho cô niềm hi vọng cuộc đời. Đó là 2 trong số hàng trăm câu chuyện từ thiện của Lê Lam hơn chục năm qua, được xã hội ghi nhận. Thế nhưng anh chỉ nhận rằng, mình là chiếc cầu nối để mang lòng tốt của mọi người đến san sẻ với người bất hạnh, khổ đau mà thôi.

Kiểu từ thiện mang thương hiệu Le Lam

Người ta cho rằng, làm giang hồ, Lê Lam cũng là một đại ca “không đụng hàng” thì khi làm từ thiện anh cũng tạo cho mình một cách làm không giống ai cũng chẳng sai. Điều đáng nói là phương cách từ thiện của anh rất hiệu quả. Ban đầu anh cất công lặn lội đi tìm những thân phận bất hạnh, rồi xác minh, điều tra kỹ lưỡng, thẩm định thông tin từ chính quyền. Khi nào chính xác thông tin anh mới trở về chuẩn bị làm một bộ phim ngắn do bản thân tự quay, tự giàn dựng, đọc lời bình. Sau đó về in sao ra hàng loạt đĩa và phân đi khắp nơi động viên, kêu gọi lòng hão tâm của mọi người. Điều đáng nói là Lê Lam đề luôn địa chỉ người cần giúp đỡ để được hỗ trợ trực tiếp, tuyệt đối không bao giờ anh nhận dán tiếp qua tay. Trường hợp bất khả kháng anh sẽ quay phim, ghi hình có nhân chứng và công bố công khia rõ ràng minh bạch để mọi người được biết. Đó cũng là lý do vì sao từ hơn 10 năm bắt tay làm từ thiện, anh chưa bao giờ mang điều tiếng, ngược lại giữ trọn niềm tien của mọi người trong và ngoài nước. Những thước phim do Lê Lam tự quay, chân thực đến từng chi tiết của thực tại, đã làm rơi nước mắt không biết bao nhiêu người. Vì thế một khi Lê Lam đã vận động giúp đỡ thì nhân vật đó coi như đã tìm được hi vọng của cuộc đời. Trong khi những giòng về “cuộc đời hoàn lương như cổ tích của giang hồ Lê Lam” đang về đoạn cuối thì anh khoe với tôi, trang webside mang tên Lelamtinhlong.com (Lê Lam-Tịnh Long) gép từ hai nửa cuộc đời của anh đang chạy thử nghiệm được một người bạn mến mộ thiết kế cho. Anh bảo, chỉ mới thông tin sơ lược nhưng đã có hàng ngàn lượt truy cập, trong đó có cả độc giả trong và ngoài nước. Anh cười mãn nguyện: “Với trang webside này hi vọng công việc từ thiện sẽ càng thêm hiệu quả, nhất là rút ngắn được khoảng cách tấm lòng hảo tâm bốn phương đến với những mảnh đời cần giúp đỡ.

Nhà báo Kỳ Anh

Cũng trong tháng 11 này đoàn từ thiện tiếp tục đến các tỉnh Miền Trung để làm từ thiện và làm ký sự cứu người :

- Đoàn đến Tỉnh Bình Thuận để cúng dường tam bảo và phát quà cho bà con nghèo.

- Đoàn đến nhà anh Phan Văn Cẩn - Thôn Cồn Soi - Xã Trung Lộc - Huyện Can Lộc - Tỉnh Hà Tỉnh (Đt : 01679 258852). hoàn cảnh gia đình anh thật đau khổ ,vợ anh bị ung đã qua đời , bỏ lại ba đứa con thơ , anh hiện nay bị bệnh nan y, đang chạy thận nhân tạo ... hoàn cảnh thật khó khăn , kính mong quý ân nhân  đồng cảm và chia sẻ cho gia đình anh.

<< Bắt đầu < Lùi 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 Tiếp theo > Cuối >>
Trang 42 trong tổng số 53 trang.