Tâm sự đẩm lệ của cô gái 30 năm chưa môt ngày được làm con

Hãy cho cô ấy cơ hội được đi

Trước ngày chuẩn bị lên đường tìm mẹ, tai họa bất ngờ đã ập xuống, Dung đã ngã xuống từ độ cao 5 m. Hậu quả gãy tủy sống, chấn thương sọ não, tỉnh dậy đã thấy mình băng gạc sũng máu trên giường bệnh. “Cô đã bị liệt nửa người”, lời vị bác sỹ như sét đánh bên tai. Nước mắt Dung giàn dụa, cũng là lúc cô gái bất hạnh nhận ra, ước mơ “một ngày được làm con” chỉ còn mong manh như sợi chỉ.

Nằm trước mặt tôi là Dung, cô gái trẻ vừa tròn tuổi 29, khuôn mặt thánh thiện, phúc hậu. Chỉ có một điều mà bất cứ ai cũng cảm nhận được, đôi mắt sâu thẳm của Dung chứa nỗi buồn vời vợi. Tôi tình cờ biết chị qua lá đơn cầu cứu giùm của một người bệnh từng nằm chung phòng với Dung. Lời lá đơn: “Quý báo hãy cứu giúp Dung, cô ấy đã đến bước đường cùng rồi, giờ một thân mình tại trung tâm, không an hem họ hàng thân thích, chẳng tiền bạc, nếu ngưng thuốc đôi chân cô sẽ chết, hiện cô đang nằm tại Trung tâm phục hồi chức năng (số 70, Bà Huyện Thanh Quan, P.7, Q.3, TP. HCM)”. Và sự thực, tôi đã không thể cầm lệ khi được Dung thuật lại cuộc đầy góc khuất, trầy trật những trắc trở, bất hạnh của mình, cùng nghe những cán bộ nơi đây xác thực thông hoàn cảnh bi đát của của Dung. Tôi tạm ví đoạn đời đã qua của người con gái ấy rằng, cô sinh ra như để gánh cơn dông bão cuộc đời.

Phạm Thị Phương Dung, tôi không để năm sinh, cũng như quê quán. Bởi lẽ, theo lời kể của Dung cô không chắc lắm mình sinh năm nào, quê quán gốc gác, cũng như mặt mũi cha mẹ mình. Tất cả những gì về tuổi thơ trong miền ký ức của Dung, hoàn toàn gom nhặt qua lời kể của người đời. Những cảnh đời bất hạnh xã hội này không hề thiếu. Nhưng nói bất hạnh đến mức ngay một ngày được uống một bầu sửa mẹ, được gọi tiếng mẹ, kêu tên cha, mong ước một lần được làm con để thỏa nguyện, vậy mà Dung vẫn chưa thể có. Tuổi thơ cô bé bị đánh mất ngay từ lúc lọt lòng theo đúng nghĩa.

Dung nhớ lại, khi biết khôn, bé đã ở trong ngôi nhà một nhà tại tỉnh Vĩnh Phúc. Họ gọi Dung bằng con, Dung cũng nghĩ đó là cha mẹ mình.  “Gia đình ấy rất nghèo, quanh năm làm nghề đóng gạch, chẳng bao giờ đủ ăn”, Dung lật miền ký ức nhạt nhòa nhớ lại. Cũng như mọi người ở miền quê nghèo, tuy nhỏ nhưng Dung không nề hà bất cứ việc gì, “cha mẹ” đi đóng gạch mướn, Dung ở nhà khoán xuyến mọi công việc, Năm đi, mùa đến lúc lên rừng đẵn củi, khi ra đồng dắm vá…Dung làm mọi công việc không thua kém gì người lớn, Dung làm như ngỡ mình là người lớn. Rồi một ngày có người bà con ở miền Nam ra quê, người này đến gặp Dung bảo rằng cô không phải con ruột của hai người mà Dung đang gọi bằng cha mẹ. Dung cũng không phải sinh ra trên mảnh đất này. Cô bé 10 tuổi hoang mang, khóc ré, tìm “cha mẹ” để hỏi sự thật. Khi vỡ chuyện, đôi vợ chồng nghèo đành thú nhận: “Đúng, con không phải là con đẻ của ta”. Tai cô bé ù lên, đôi mắt mọng nước dàn dụa, Dung quay ngoắt bỏ chạy như trốn một hiện thực phủ phàng, Cô bé đi hỏi tất cả mọi người, hỏi lại cả “cha mẹ”, quá đúng sự thật. “Thế cha mẹ thật của con là ai?”, Dung hỏi. Bí mật tuổi thơ của cô bé được đôi vợ chồng nghèo hé mở: “Cha con người Việt Nam, mẹ con người Trung Quốc, con bị bỏ rơi trong một bệnh viện tại Sài Gòn”. Dung sững người, đến đây cô bé mới ngỡ ra bí mật phủ phàng bấy lâu bị dấu kín. “Mình phải đi tìm cha mẹ”, Dung thầm nghĩ trong đầu. Rồi một ngày cô khăn gói bí mật bỏ nhà ra đi. Xuôi vào phương Nam, với một ý nghĩ nung nấu là mong sớm tìm lại cha mẹ, thời gian đó là tháng 7/1993, khi Dung mới tròn 10 tuổi.

Nơi Dung tìm đến là Sài Gòn hoa lệ. Sài Gòn mênh mông làm cô bé “mồ côi” càng thêm bé nhỏ. Bệnh viện xưa, nơi Dung sinh, ngay cái tên cô bé cũng không biết, bệnh viện nào cô bé cũng tìm đến dò hỏi. Nhưng đất sài Sài Gòn có vô số bệnh viện như thế, một mình “thân cô thế cô” biết đâu mà tìm? Buồn chán, thất vọng, bơ vơ… đang ngồi buồn thì một đoàn tì kheo nhà chùa đi ngang qua. Thấy cô bé mặt mũi khôi ngô, buồn ủ rũ, nán lại nghe câu chuyện tìm cha mẹ của Dung, ai nấy động lòng thương ngõ ý cưu mang. Cô bé gật đầu theo về ngôi chùa Vạn Thạnh ở  tỉnh Long Xuyên, nương nhờ cửa Phật. 4 năm sống trong tình yêu thương của các sư, tâm hồn cô bé được dưỡng từ những lời răn dạy cách làm người, đối nhân xửa thế ở trên đời.

Những chuyến đi từ thiện khắp miền Tây, bước chân Dung đã đặt lên hầu hết những nơi nào nghèo khó nhất, cô cảm thấy vui, cuộc đời còn hi vọng và nguyện suốt đời sẽ đem sức lực đi giúp đỡ người. Nhưng đằng sau sự an phận đó là một trái tim, chưa một ngày thôi thổn thức những tiếng gọi mẹ, mong cha. Sư phụ cô bé cảm nhận được điều đó. Rồi một ngày, vị sư gọi Dung đến: “Ta hiểu nỗi mong ngóng của con, nghiệp con trên đời còn nặng lắm. Khi nào con tìm lại được cha mẹ của mình con mới quy y tam bảo được. Con hãy ra đời, sống, giúp người, giúp đời khi tìm được cha mẹ mình hãy trở về chùa cũng chưa muộn”. Nghe xong cô bé gật đầu vâng lời, quyết định ngược lên Sài Gòn vừa học bổ túc văn hóa. Hết trung học phổ thông, Dung tiếp tục học nghề vệ sỹ, đi làm kiếm tiền dành kinh phí cho cuộc hành trình tìm gốc tích. Nhưng trong một lần đi làm, cô bị tai nạn phải nằm viện, thất nghiệp đành nghỉ ở nhà. Đang buồn rầu thì một công ty bảo vệ có trụ sở tại quận 12 tuyển nhân sự. Do có nghiệp vụ,đạo đức tốt, Dung được nhận ngay vào làm ở bộ phận huấn luyện và hướng dẫn nghiệp vụ. Nhưng Dung không ngờ đó cũng chính là bước ngoặt đưa cuộc đời Dung tới một nấc thang trắc trở khác. Cận tết năm 2009, cơ quan tổ chức tổng vệ sinh chuẩn bị đón năm mới, Dung được phân công lên tầng 3 quét dọn ban thờ. Nhưng khi đang loay hoay thì đột nhiên mảng tường nơi cô đứng đột nhiên đổ ập. Cô bị rơi xuống từ độ cao 5 m, lưng chắn vào cầu thang, trước khi đầu cắm xuống đất.

Khi tỉnh dậy thân mình không còn cảm giác. Bác sỹ sơ đoán cô bị chấn thương ở đầu, phần tủy sống bị tổn thương rất nặng, nếu không được phẩu thuật kịp thời có thể cô bị sẽ hoàn toàn liệt nửa người hoặc sẽ chết. Thế nhưng, ai là người thân thích đứng ra bảo lãnh? Ngay cả người ở công ty của Dung cũng từ chối giúp đỡ. Dung bị bỏ rơi, Bệnh viện bảo “Phải đóng  tiền viện phí trước, các bác sỹ mới phẫu thuật được”. Dung bị bỏ đến 2 ngày sau, đôi chân tím ngắt, không còn cảm giác. Khi chuẩn đoán vị bác sỹ bảo: “Phải tháo gấp đôi chân, nếu không  cứu được tính mạng”. Dung kiên quyết không chịu: “Tôi là người xuất gia, không sợ chết, hãy để lại đôi chân trong khi còn hi vọng”. Rồi mọi người thương tình quyên góp tiền, cuối cùng Dung cũng được phẫu thuật, nhưng hi vọng cứu đôi chân hết sức mong manh. Vì bị không được phẫu thuật ịp thời, nên tủy bị hư, mạch máu bị tắc ngẽn. Cuối cùng qua hàng chục bệnh viện, có một vị bác sỹ tốt bụng tình nguyện cứu giúp hết mình, đôi chân Dung bắt đầu hồi sinh trở lại và được đưa vào Trung tâm phục hồi chức năng hiện tại.

Đôi mắt Dung trầm buồn: “Đến nay tôi cảm giác đôi chân có dấu hiệu hồi sinh, bác sỹ bảo, có thể cứu được đôi chân nếu được điều trị vật lý trị liệu và thuốc thang ổn định trong vòng 5 năm. Tôi điều trị được hơn 2 năm rồi, nhưng đến giờ cũng coi như cạn kiệt. Bác sỹ bảo, nếu ngưng thuốc đôi chân tôi sẽ dần chết và liệt hoàn toàn”. Được biết, mỗi tháng tổng chi phí điều trị của Dung không dưới 10 triệu, bao gồm tiền thuốc, tiền thuê người chăm sóc…nếu tính từ ngày đầu tai nạn đến nay chi phí đã hơn 800 triệu. Tất cả số tiền ấy Dung đều nhờ vào lòng hão tâm của mọi người. Nhưng lòng tốt của người đời có hạn, đến nay không còn ai giúp đỡ. Đôi chân đang dấu hiệu hồi sinh lại đứng trước ngõ cụt đường hầm. Nhìn hoàn cảnh “thân cô thế cô”, những cán bộ trung tâm ai cũng rơi nước mắt. Không biết bao nhiêu tờ đơn kêu gọi giúp đỡ được gửi đi, nhưng sự hồi đáp mong manh. Giờ hi vọng của cô gái đang có nguy cơ bị vụt tắt. Một cô gái lành lặn đang đứng trước nguy cơ liệt nửa người. Liệu đôi chân ấy có sống lại được một lần nữa? Và ước mơ một ngày trở về tìm lại quê hương, gốc tích, để gục vào lòng òa tiếng “mẹ ơi” có thực hiện được.

Phật tử Tịnh Long thiết tha kêu gọi

l1270295 fileminimizer

 

 

ảnh: Đôi chân của Nguyễn Thị Phương Dung hiện sẽ có nguy cơ liệt nếu ngưng thuốc điều trị.

Để biết rõ hơn chi tiết kính xin quý ân nhân liên hệ Tịnh Long , số điện thoại : 0937469174