Tiểu sử lê Lam (Kỳ Cuối)

Kỳ cuối:

Gã giang hồ nghĩa hiệp gác kiếm quay đầu làm từ thiện

Hơn 10 năm gác kiếm, hàng trăm chuyến từ thiện, bước chân Lê Lam đã chạm đến khắp mọi miền cả nước. Nơi nào có người nghèo, khổ đau, bất hạnh Lê Lam tìm đến. Anh khóc khi người ta đau, anh vui khi thấy người ta hạnh phúc. Thay vì nói, anh bắt tay vào hành động, làm một cách nhiệt huyết, bằng cái tâm nhân văn, không chỉ kịp thời mà còn đúng và trúng. Những trường hợp được Lê Lam kêu gọi giúp đỡ đều đã thoát khỏi vũng bùn khốn khó, tìm thấy hi vọng mới trong cuộc đời.

       Sau đây là một số hình ảnh đặc trưng mà Tịnh Long và đoàn từ thiện Bình Dương đã lấy trong hàng ngàn chuyến ký sự khắp mọi miền đất nước trong thời gian gần đây :

er1

 er2er3er5er6er7er8er4

Những câu chuyện về quảng đời giang hồ Lê Lam như trang tiểu thuyết đầy rẫy những bước ngoặt, khi lên voi xuống chó, lúc chìm khi nổi luôn khêu gợi bản năng ưa khám phá của tôi. Phải công nhận Lê Lam là một trường hợp giang hồ hoàn lương kỳ lạ mà tôi từng gặp. Kỳ lạ bởi, đoạn đời nào anh cũng làm nên tiểu thiết. Tôi gọi vui cuộc đời Lam Lam là một cuốn tiểu thuyết chia đôi. Phần đầu là ngày tháng u tối, còn phần sau là mmnhững ngày tươi sáng, nửa đầu là đoạn đời lang bạt, nửa sau là bến đổ hạnh phúc.Nghe, anh cười gật gật, anh bảo, bây giờ rất thanh thản vói những trang cuối của của “bộ tiểu thuyết” cuộc đời mình. Giờ không còn là kẻ giang hồ tội lỗi, anh dám thẳng thừng đối diện với những gì đã qua, tự phanh phui tất cả để từ đó sửa chửa, rút kinh nghiệm. Và anh đã và đang dốc hết sức để “viết” nốt phần “tiểu thuyết” còn lại. Thế nhưng, bảo anh kể lại những gì bản thân đã giúp đỡ người khác, trong hàng chục năm từ thiện, anh cứ chối quây quẩy. Anh bảo rằng tất cả chưa bằng một góc những sai lầm mà cuộc đời giang hồ của anh đã gây ra. Tôi phải nằng nặc mãi, anh mới chịu gật đầu, nhưng trước sau như một anh chỉ kể những câu chuyện giúp người mà anh thấy tâm đắc nhất. Những câu chuyện gã giang hồ làm việc thiện, cũng đậm chất hào hiệp, khác người.

Đó là trường hợp anh cứu một cô gái Nguyễn Thị Mỹ Linh (16 tuổi, Nha Trang) khỏi động mại dâm, trở lại với đời, một câu chuyện đậm chất tiểu thuyết chỉ có ở trong phim kiếm hiệp. Vào cuối năm 2010, đang đi trên đường đoạn qua chợ Lái Thiêu (Thuận An, Bình Dương), Lê Lam bất ngờ gặp một đám đông đang vây kín mặt đường, xe cộ ùn tắc. Dừng xe bên vệ đường, Lê Lam đến vạch đám đông xem sự tình. Trước mắt là một cô gái trẻ đang thút tít khóc, vây quanh là một đám bặm trợn đang xỉ vả, đánh đập. Một tên hùng hổ đe dọa: “Mày mà không trả tiền cho bọn tao thì đừng có mơ có con đường sống”, kẻ khác sẵn tay nắm tóc dúi đầu cô bé xuống nền đường nhục mạ. Trước những thân hình hộ pháp kia, cô gái sợ, hết lời khóc lóc van xin, thế nhưng đám người này vẫn không hạ giọng. Kinh ghiệm trải đời cho Lê Lam biết rằng, đây là một cuộc xiết nợ mà nạn nhân chính là cô gái. Không để đám người kia tiếp tục vung tay múa chân nữa. Trong khi một kẻ đị dơ tay định tát cô gái, thì Lê Lam lao ngay vào chụp lấy, cương giọng: “Này, bọn mày làm gì đấy?”, đám người dừng tay: “Mày là ai mà dám xí vào chuyện của bọn tao?”. Lê Lam tiếp lời: “Bọn bay chẳng cần biết tao là ai, tóm lại là cô gái làm gì sai?”, một tên trả lời: “Nó vay chủ nhà bọn tao 4,5 triệu, lâu rồi mà vẫn không chụi trả”. Không nhiều lời, Lê Lam móc ví, lấy ra cọc tiền đưa và cương giọng nói như tuyên bố: “Đây, chúng bay cầm lấy, và nhớ rằng, thằng nào còn đụng lại một sợi tóc cô gái thì đừng trách tao”. Nhận được tiền, lại gặp một kẻ “rắn” như Lê Lam, không đứa nào dám ho he, một người ở đám đông rẻ bước vào gé tai một tên bặm trợn nói gì, thế rồi cả bọn nhìn nhau gật đầu rút lui. Sau này, người dân cho biết, kẻ đến nói nhỏ kia là người nhận ra Lê Lam, một giang hồ ẩn danh từng chọc trời khuấy nước ở khắp Bình Dương. Sau câu chuyện “gặp bất bình chẳng tha”, Lê Lam tiếp tục lần tìm về quê của cô để xác minh hoàn cảnh cô gái. Anh đã sững người khi biết rằng cô gái đang tận cùng của nỗi bất hạnh. Câu chuyện của cô bé Nguyễn Thị Mỹ Linh được Lê Lam kể gọn thế này. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở làng quê Nha Trang. Cả cha và mẹ cô bé mất sớm, 4 anh chị em Linh côi cút, chị đi lấy chồng, hai anh trai lao vào buôn bán ma túy phải vào tù, 12 tuổi cô bé không còn ai nương tựa, phải giả biệt quê hương lang thang xứ người làm thuê. Bước đường mưu sinh đưa chân Linh vào mảnh đất Bình Dương khi cô tròn 16 tuổi. Cô đã phải làm nhân viên trong các quán bia, quán nhậu, làm thứ mua vui cho cánh bợm, nhậu, dân thừa tiền. Cô phải vay nợ vạ vật qua ngày, không có trả bị trù dập, đúng lúc đó thì Lê Lam xuất hiện, kéo cuộc đời cô từ bóng tối ra ánh sáng, đem niềm tin và hi vọng mới cho cô bé. Không những thế, để cô gái có một tương lai, Lê Lam đã bớt chút tiền bạc của vợ, trực tiếp đi vận động những tấm lòng hão tâm khắp nơi ủng hộ về giúp cô bé. Được giúp đỡ Mỹ Linh đã lấy lại niềm tin, từ đó đoạn tuyệt hoàn toàn kiếp sống buông thả. Nay cô đã có một người chồng siêng năng và một mái ấm hạnh phúc tại Núi Cấm (An Giang). Nay cô gái vẫn thường xuyên đến thăm Lê Lam, và coi đó là người mở cánh cửa hi vọng cuộc đời cô.

Câu chuyện Lê Lam cứu một gia đình tận cùng của bất hạnh ở Đồng Nai, đến nay vẫn làm xúc động trái tim bao người. Câu chuyện này Lê Lam được chính quyền sở tại hoan nghênh, cảm ơn rất nhiều. Trong một lần cùng đoàn đi trao quà từ thiện cho người nghèo ở Vũng Tàu về qua QL.51, đoạn huyện Long Thành (Đồng Nai), đang nghỉ ngơi thì tình cờ có người điện đến báo: “Trường hợp tận cùng đau khổ này chỉ có Lê Lam mới giúp đỡ được, mong anh đến sớm”. Cho đoàn về trước, Lê Lam cùng một người trong đoàn lập tức mang máy quay                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                him lần ngay địa chỉ trên. Khi bước chân vào nhà, anh đã rụng rời chân tay khi nhan nhãn người điên, bệnh tật đang nằm la liệt trước mắt. 2 người già bị xích vào chân dười, người thì đứng nhảy múa, kẻ thì mắt mày trợn ngược, tất cả đều cười nói trong vô thức, riêng ở trên tấm ván kê sơ sài có một người đàn ông trẻ đang nằm thì bất động, mình mẫy lở loét, cô gái ngồi lâu mới thấy một cô gái trẻ mồ môi lấm tấm, mặt mũi nhem nhuốc vừa đi về với bao ve chai. Hỏi ra mới biết,người phụ nữ trẻ này là người còn tỉnh duy nhất trong nhà. Cô là vợ của người đàn ông nằm trên ván chờ chết, hiện cô phải đi nhặt ve chai để nuôi sống 5 người vừa bệnh, vừa điên trong gia đình mà bát cháo cũng không thể đủ ăn. Hỏi chuyện mới biết, cái số bất hạnh đẩy cô vào tận cùng đáy vực khổ đau. Cô ở mãi tận miệt sông nước Cần Thơ, chồng cô lái xe ô tô, trong một lần anh đi lái xe thì gặp cô ngay tại Cần Thơ, hai người sớm bén duyên và hẹn thề kết duyên. Tuy nhiên, trong câu chuyện yêu đương, vì tự ti về gia đình nên chàng trai không dám kể về hoàn cảnh gia đình. Trong lần cô gái lên Vũng Tàu nghỉ mát thì có lần theo địa chỉ ghé vào nhà chàng trai chơi. Cô gái rụng rời khi biết nhà chồng tương lai có đến 4 người điên. Nhưng đã trót hứa hẹn, cuối cùng cô vẫn chấp nhận thực tại, trở về làm dâu trong ngôi nhà điên đó, bất hạnh đến với cô khi người chồng đi lái xe tai nạn bặt tăm 24 ngày, khi tìm được thì chồng cô chỉ còn cầm hơi yếu ớt, không lâu sau đó đã qua đời. Không thể chậm hơn, Lê Lam dựng máy quay, làm ngay ký sự tại hiện trường. Khi cuốn phim “Nước mắt phận làm dâu” kể về cuộc đời cô gái được phát tán, đã đánh động bao trái tim nhân ái, chỉ trong thời gian ngắn cô gái được động viên hỏi thăm, giúp đỡ từ khắp nơi. Cuộc đời cô gái chính thức sang trang, hiện nay đã trở nên khá dã và coi Lê Lam như người cho cô niềm hi vọng cuộc đời. Đó là 2 trong số hàng trăm câu chuyện từ thiện của Lê Lam hơn chục năm qua, được xã hội ghi nhận. Thế nhưng anh chỉ nhận rằng, mình là chiếc cầu nối để mang lòng tốt của mọi người đến san sẻ với người bất hạnh, khổ đau mà thôi.

Kiểu từ thiện mang thương hiệu Le Lam

Người ta cho rằng, làm giang hồ, Lê Lam cũng là một đại ca “không đụng hàng” thì khi làm từ thiện anh cũng tạo cho mình một cách làm không giống ai cũng chẳng sai. Điều đáng nói là phương cách từ thiện của anh rất hiệu quả. Ban đầu anh cất công lặn lội đi tìm những thân phận bất hạnh, rồi xác minh, điều tra kỹ lưỡng, thẩm định thông tin từ chính quyền. Khi nào chính xác thông tin anh mới trở về chuẩn bị làm một bộ phim ngắn do bản thân tự quay, tự giàn dựng, đọc lời bình. Sau đó về in sao ra hàng loạt đĩa và phân đi khắp nơi động viên, kêu gọi lòng hão tâm của mọi người. Điều đáng nói là Lê Lam đề luôn địa chỉ người cần giúp đỡ để được hỗ trợ trực tiếp, tuyệt đối không bao giờ anh nhận dán tiếp qua tay. Trường hợp bất khả kháng anh sẽ quay phim, ghi hình có nhân chứng và công bố công khia rõ ràng minh bạch để mọi người được biết. Đó cũng là lý do vì sao từ hơn 10 năm bắt tay làm từ thiện, anh chưa bao giờ mang điều tiếng, ngược lại giữ trọn niềm tien của mọi người trong và ngoài nước. Những thước phim do Lê Lam tự quay, chân thực đến từng chi tiết của thực tại, đã làm rơi nước mắt không biết bao nhiêu người. Vì thế một khi Lê Lam đã vận động giúp đỡ thì nhân vật đó coi như đã tìm được hi vọng của cuộc đời. Trong khi những giòng về “cuộc đời hoàn lương như cổ tích của giang hồ Lê Lam” đang về đoạn cuối thì anh khoe với tôi, trang webside mang tên Lelamtinhlong.com (Lê Lam-Tịnh Long) gép từ hai nửa cuộc đời của anh đang chạy thử nghiệm được một người bạn mến mộ thiết kế cho. Anh bảo, chỉ mới thông tin sơ lược nhưng đã có hàng ngàn lượt truy cập, trong đó có cả độc giả trong và ngoài nước. Anh cười mãn nguyện: “Với trang website này hi vọng công việc từ thiện sẽ càng thêm hiệu quả, nhất là rút ngắn được khoảng cách tấm lòng hảo tâm bốn phương đến với những mảnh đời cần giúp đỡ.

 

Chuyện tình đẫm lệ của gã tù trọng tội và cô gái tuyệt sắc Hoa kiều

Dáng người mảnh khảnh, mái tóc mượt thỏng ngang vai, đã xuất hiện, bao giờ cũng cà vạt, com lê, giày đen chỉnh tề. Là giang hồ nhưng Lê Lam giống người thành đạt hơn là kẻ tù tội. Tính tình phóng khoáng, cùng lối diễn ngôn trời phú, nên gã “giang hồ lãng tử” được nhiều người mến mộ. Nhất là con gái, hể gặp Lê Lam y như rằng về nhà thầm yêu trộm nhớ. Cuộc đời giang hồ của Lê Lam có nhiều người con gái đi qua. Nhưng cuộc tình mà hàng chục năm sau, vẫn khiến trái tim anh chưa thôi thổn thức, là tình yêu giữa gã giang hồ mang thân phận tù tội và cô gái tuyệt sắc xuất thân từ gia đình đại phú Hoa kiều.

Gã giang hồ lãng tử

Như đã nói ở các kỳ trước, Lê Lam là con người khá đặc biệt, đây là điều không gì riêng tôi phải gật đầu công nhận. Anh đặc biệt ở chỗ, là người “nổi trội” trong bất cứ thân phận nào. Làm giang hồ được đàn em kính nể, vào tù thì được quản giáo tuyên dương. Lê Lam được mệnh danh là “gã giang hồ thông minh”, biết kết hợp lời nói và việc làm một cách linh hoạt để “thu phục” đối thủ. Lê Lam nhận mình may mắn có khiếu ăn nói mà ít ai có được. Khi nói chuyện, gã có thể khiến người đối diện say đứ đừ, trước đám đông anh có thể “thuyết trình” hàng giờ đồng hồ, làm trăm ngàn người mê mẫn. Tôi đã trực tiếp được nghe, thấy Lê Lam nói chuyện, thuyết trình về các chủ đề Phật giáo hàng giờ đồng hồ tại các trung tâm giáo dục trẻ em hư ở Bạc Liêu, Bến Tre…để rồi phải sững người thán phục lối nói chuyện thuyết phục lòng người của Lê Lam. Nhưng lại phải ngỡ ngàng khi biết rằng, anh chưa một ngày được cắp sách tới trường, để “ê a” cùng bạn bè, đánh vần từng con chữ, tất cả anh đều tự học trong tù…như chính anh thổ lộ. Mà thực ra Lê Lam không có thời gian để đi học. Vì khi là đứa trẻ ở làng Lê Lam đã là đứa trẻ hư đốn vô thừa nhận, đến tuổi thiếu niên phải đi trại giáo dưỡng, sau trại giáo dưỡng là 22 năm trưởng thành trong lao tù và trại tị nạn ở trong nước và ngoại quốc. Thời trong tù, tôi đọc bất cứ cuốn sách nào vớ được của những người chung phòng”. Gã chỉ cần xem qua một lần là nhớ mãi đến cả từng câu, chữ và rành rọt kể lại đến chi tiết cho những bạn tù nghe. Những năm tháng giang hồ, gã tự xây dựng cho mình vốn tri thức“thượng vàng hạ cám” và biết vận dụng linh hoạt trong từng hoàn cảnh cụ thế. Kẻ sẫy chân ra tội phạm thì nhiều, nhưng một kẻ đâm chém “tri thức” như Lê Lam hẳn là nhân vật hiếm thấy trong giới giang hồ. Tất cả những điều đó làm nên một Lê Lam riêng biệt chẳng lẫn vào ai, một gã giang hồ với lối sống lãng tử, nhiều người mến mộ, trong đó có những cô gái. Lê Lam có rất nhiều người đàn bà đi qua cuộc đời. Nhưng, có một cuộc tình cho đến giờ, khi đã dũ sạch kiếp giang hồ, nhưng trái tim Lê Lam chưa một lần thôi nhịp thổn thức. Đó là cuộc tình dang dỡ của kẻ mang thân phận tù tội Lê Lam và cô tiểu thư người Hoa kiều, con của một đại phú làm nghề kinh doanh thuốc Bắc, giai đoạn Lê Lam bảo kê hơn 300 gái mại dâm ngay ở ngã 3 Lò Heo (Long Khánh, Đồng Nai) ngày nay.

Mối tình 24 năm dang dỡ

Gã giang hồ lãng tử Lê Lam quen và chinh phục được trái tim tiểu thư người Hoa Kiều Thị Liên, khiến ngay chính bản thân gã cũng không tin đó là sự thật. Bởi, hai người ở hai thái cực hoàn toàn đối ngược nhau, khác từ thân phận cho đến địa vị. Có lẽ thế nên sau 7 năm da diết, thề non hẹn biển, cuối cùng chuyện tình kết thúc dang dỡ, trong niềm thương nhớ, kẻ chờ đợi, người ra đi. Như đã biết, sau khi rời Đà Nẵng xuôi vào Nam gây dựng địa bàn, chỉ một thời gian sau đó gã đứng lên bảo kê trên 300 gái mại dâm ngay tại khu vực ngã ba Lò Heo (gần chợ Long Khánh cũ, Đồng Nai). Tại chợ Long Khánh ngày đó có một gia đình đại phú người Hoa kiều làm nghề thuốc Bắc nổi tiếng khắp vùng. Gia đình này có cô con gái trạc tuổi đôi mươi, xinh đẹp, hiền từ và hay mơ mộng. Cứ chiều chiều cô gái đi dạo qua đường, còn đám giang hồ tụ họp bên đường say sưa nghe Lê Lam kể chuyện trong cuốn: “Những bức thư tình hay nhất thế giới”. Gã đại ca lãng tử dáng vẻ thư sinh, tóc để ngang vai trông hao hao như nghệ sỹ. Những câu chuyện tình của các nhân vật nổi tiếng thế giới được “nghệ sỹ” Lê Lam diễn đạt bằng chất giọng ngọt ngào và sâu lắng của xứ Huế, như thuốc gây mê mẫn lòng người. Lê Lam đang say sưa kể thì chợt ngưng lại, gã ngước lên, khiến cô gái giật mình đỏ mặt e thẹn, rồi nhanh chóng quay đi, điều này làm gã giang hồ không khỏi bối rối. Ánh mắt ngây thơ, trong trắng của cô gái như găm vào trái tim đa tình của kẻ lãng tử. Cả hai không biết rằng, họ đã thầm yêu trộm nhớ ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

Đêm đó cả hai hạn gặp nhau, cô gái cất lời: “Anh biết không, em đã thực sự thương anh sau khi nghe anh kể chuyện”, tình yêu đến với gã giang hồ như trong giấc mơ. Cô gái không biết rằng chàng trai có giọng Huế ngọt ngào ấy lại là một đại ca khét tiếng đang bị công an truy nã. Không còn cách nào khác, chàng trai cũng đành dấu nhẹm thân phận tù tội của mình để sống trong những ngày tháng hạnh phúc, không cần biết ngày mai. Một tình yêu chẳng có ranh giới của người chính, kẻ tà, người giàu, kẻ nghèo…cả hai cùng hẹn thề ngày kết duyên để đi đến bến bờ hạnh phúc. Thế rồi thời gian trôi đi, công an truy quét, gã giang hồ dạt xuống bến phà Mỹ Thuận (Cần Thơ) “làm ăn”, cả hai vẫn duy trì tình yêu qua những cánh thư, hay những lần lút về thăm. Không bao lâu sau đó, Lê Lam tiếp tục ngược ra Bình Thuận, nhưng chỉ một thời gian ngắn, y đã sa còng trong một vụ trộm. Tại trại giam Huy Khiêm (Đức Linh, Thuận Hải cũ) đàn em báo về, nhận được tin người yêu đi tù, Kiều Thị Liên mới ngã người, khi biết người mình yêu là kẻ vào tù ra tội. Không những thế, đó là một kẻ vô gia cư, không gia đình, nhà cửa hay anh em thân thích. Cú sốc đó khiến cô gái không khỏi đau khổ. Thế nhưng, trái tim đã trót trao thì nguyện không xa rời, dấu gia đình, tuần nào, tháng ấy Kiều Thị Liên đều vượt đường xa từ Long Khánh ra trại giam Huy Khiêm thăm người yêu. Thấy thân phận tù tội của mình, nhiều lần Lê Lam cố lạnh nhạt, để cô gái đi tìm ai đó tốt đẹp hơn, có thể mang lại hạnh phúc cho cô. Vậy nhưng, Kiều Thị Liên trước sau như một đều đáp: “Trước đây em hoàn toàn không biết anh là một giang hồ. Nhưng giờ sự việc cũng đã rồi, dù sao đi nữa em cũng chỉ yêu và chờ đợi ngày anh trở về”. Những chuyến thăm nom, người ngoài song sắt kẻ trong tù luôn chan đầy nước mắt, khiến cán bộ quản giáo ai ai cũng cảm động.

Thế rồi hạn tù đã hết, 3 năm trôi qua trong nỗi mong ngóng người nhớ kẻ thương, Lê Lam mãn hạn tù. Nhưng họ lại không gặp nhau ngày được đoàn tụ. Vì quá nhớ nhà, Lê Lam quyết định về quê sau đó vào gặp lại người yêu. Một sự trùng hợp lạ lùng đã tạo nên cảnh biệt ly cảm động, đầy tính phim ảnh ngay nơi sân ga tàu. Một sáng đầu năm 1988, trời quang đảng, Lê Lam gói gém quần áo cầm giấy ra tù, lên tàu trở về quê. Đoàn tàu ùng ục tiến vào ga Sông Lủy (Thuận Hải). Chàng trai ngồi ngay bên cánh cửa toa tàu, mông lung, hồi hộp sau bao năm được tự do. Đang vu vơ dòm ra cửa toa xe, đột nhiên bên dưới sân ga một cô gái khuôn mặt xinh xắn chạy theo vẫy tay gọi lớn: “Anh Đức, anh Đức! (Lê Lam ngày đó lấy tên dã là Đức)”. Lê Lam bỗng giật mình thột dậy, cánh tay đinh vin cửa lao ra ngoài. Thế nhưng chợt khựng lại, “trước tiên mình sẽ về quê thăm mẹ già đã và sẽ vào tìm em sau”, Lê Lam chợt nghĩ. Anh ta vội cất tiếng: “Liên, hãy đợi anh em nhé, anh sẽ sớm vào tìm em”. Chỉ trong mấy giây đồng hồ, tàu trườn qua ga, kẻ dưới chạy theo, người trên vẫy tay hẹn ngày tái hợp, giọng cô gái yếu ớt chìm dần sau tiếng xình xịch của toa tàu. Thế nhưng, với một gã giang hồ chọc trời khuấy nước, không có gì có thể nói trước. Chỉ không lâu sau ngày về, vào tết đoan ngọ 5/5/1988 Lê Lam cùng 16 người lên thuyền cá hướng mặt trời mọc vượt biển, mang theo khát vọng làm giang hồ đất ngoại. Chuyện tình 7 năm giữa kẻ tù tội và cô gái người Hoa chính thức kết thúc trong dang dỡ. Sau này, khi hoàn lương, Lê Lam có quay lại chốn cũ tìm nhưng ngoài cái tên Kiều Thị Liên thì không còn dấu vết gì. Tiệm thuốc Bắc xưa nổi tiếng của gia đình Hoa kiều không còn nữa, cố nhân cũng đâu xa vắng, Lê Lam đã sững người hụt hẫng thương nhớ khôn nguôi.

Lê Lam tâm sự về cuộc tình của mình: “Đó là cuộc tình đẹp, cô ấy đã làm cho trái tim tôi thổn thức đến tận bây giờ. Người ta nói đời giang hồ không có tình yêu chân chính, nhưng chưa hẳn. Giang hồ cũng có trái tim, cũng khát khao được hạnh phúc yêu thương. Chỉ có điều có thể ngày đó vì sợ ba mẹ phản đối, cô ấy cũng dấu diếm gia đình không hề hay biết. Cũng như tôi dấu cô ấy thân phận giang hồ cho đến lúc vào tù rồi vỡ chuyện”. 24 năm trôi qua, bao vật đổi sao dời, tôi đã quay đầu hướng thiện, có một gia đình hạnh phúc, vợ hiền con ngoan, như thế là một kết cục có hậu cho một kẻ giang hồ tội lỗi. Vì yêu tôi, cô ấy phải khổ và thiệt thòi rất nhiều, không biết cô ấy đã lấy chồng hay vẫn giữ nguyên lời thề chờ đợi? Dù sao tôi cũng muốn gặp lại người con gái ấy một lần để được nói một câu: “Hãy tha thứ cho anh”. Còn tôi, phần “Vĩ thanh” của câu chuyện tình dỡ dang đẫm lệ này, cũng chỉ mong họ một lần gặp lại. Có lẽ đó mới là điều viên mãn cho một kiếp đại ca giang hồ trả lại hết cho đời những gì đã lấy.

                                                                                                       KỲ ANH